Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

QUAN THÁNH XƯA VÀ NAY

 

LÊ ANH DŨNG

8. Câu đối về Quan thánh

1. Theo La Quán Trung, ở miếu Quan thánh trên núi Ngọc Tuyền có câu đối:

     Xích diện bỉnh xích tâm, kỵ Xích thố truy phong, tŕ khu thời, vô vong Xích đế;

     Thanh đăng quan thanh sử, trượng Thanh long yển nguyệt, ẩn vi xứ, bất quư thanh thiên.

[La Quán Trung II, 1994: 572, 573].

     (Mặt đỏ mang ḷng son, cỡi Xích thố như gió, khi rong ruổi, không quên vua Đỏ;

     Đèn xanh xem sử xanh, nương Thanh long yển nguyệt, chốn ẩn vi, chẳng thẹn trời xanh.)

- Xích diện: mặt Quan Vũ đỏ.

- Bỉnh: mang, cầm giữ

- Xích tâm: ḷng đỏ (cũng như ḷng son: đan tâm), Quan Vũ ḷng luôn luôn vẹn tṛn trung nghĩa.

- Xích thố: ngựa Xích thố của Quan Vũ, lông đỏ như màu lửa.

- Truy phong: theo gió; ngụ ư phi ngựa nhanh như gió.

- Tŕ khu: cỡi ngựa phi nhanh.

- Xích đế: liên hệ đến sự tích trong kinh Minh thánh, cho rằng Quan Vũ là Xích đế giáng trần, tiền kiếp là thần áo đỏ (châu y) ở cung Tử vi trên thượng giới.

- Vô vong Xích đế: ư nói sau khi lâm phàm, hoàn thành nhiệm vụ ở thế gian, Ngài đă trở lại được cơi trời, không bị mất ngôi vị thiêng liêng ở thượng giới. (Theo đạo Lăo xưa và Cao đài ngày nay, cho rằng nhiều người tiền kiếp vốn là tiên, nhưng khi xuống trần gian rồi th́ mê đắm cơi trần, bị sa đọa luôn, không thể trở lại cơi tiên được nữa.)

- Thanh đăng quan thanh sử: đọc sử xanh (ám chỉ kinh Xuân thu) bên ngọn đèn xanh.

- Ẩn vi xứ: ở nơi khuất lấp không ai nh́n thấy ḿnh.

- Bất quư thanh thiên: không phải hổ thẹn với trời xanh.

- Ẩn vi xứ bất quư thanh thiên: cũng giống như câu Quân tử thận kỳ độc, nghĩa là người quân tử lúc ở một ḿnh, dù không có tai mắt ai khác nghe được hay nh́n thấy ḿnh, th́ vẫn phải cẩn thận giữ trọn ḷng chính đại quang minh, để khỏi thẹn với thần minh khuất mặt nhưng vẫn biết mọi hành vi của ḿnh. (Vế sau câu đối ám chỉ lúc Quan Vũ đốt đuốc pḥ nhị tẩu ở trạm dịch.)

2. Theo Tam quốc ngoại truyện, trong một miếu thờ Quan thánh có câu đối, dịch như sau:

Ba người, ba họ, ba kết nghĩa;

Một rồng, một hổ, một thánh hiền.

[Ngoại truyện II, 1993: 208].

Rồng ám chỉ Lưu Bị (làm vua); hổ ám chỉ Trương Phi, có tiếng là tướng khoẻ và dữ; thánh hiền ám chỉ Quan Vũ.

3. Cũng theo Tam quốc ngoại truyện, sau khi Quan Vũ ĺa trần, tại cửa ải Thiên Nhạc ở núi Hoàng Long, huyện Thông Thành, có dựng miếu thờ, gọi là miếu Quan vương. Nơi đây có câu đối rất hay: vế trên gồm ba địa danh giống nhau ở chữ Châu; vế  dưới gồm ba nhân danh giống nhau ở chữ Đức; và cả hai vế đều liên hệ đến cuộc đời chinh chiến của Quan Vũ như được ghi chép trong Tam quốc chí.

     Sinh Bồ Châu, giúp Dự Châu, ngồi trấn Kinh Châu, tay đỏ dựng ngàn thu sự nghiệp;

     Anh Huyền Đức, em Dực Đức, chẳng hàng Mạnh Đức, ḷng son rung vạn thuở cương thường. [Ngoại truyện I, 1993: 268, 269].

- Huyền Đức là Lưu Bị, Dực Đức là Trương Phi, Mạnh Đức là Tào Tháo.

- Chẳng hàng Mạnh Đức: nhằm nhắc sự kiện sau khi thất thủ Hạ B́, Quan Vũ đă không chịu cho Tào Tháo dụ hàng.

(Câu đối này cho Quan Vũ sinh ở Bồ Châu, trong khi các sách thường chép Quan Vũ sinh tại Giải Châu.)

4. Một câu đối khác tương tự như vậy, nhưng tài t́nh hơn, dài hơn, điệp ngữ ở vế trên năm chữ Châu, ở vế dưới năm chữ Đức:

     Sinh Bồ Châu, sự Dự Châu, thủ Từ Châu, chiến Kinh Châu, vạn cổ Thần Châu hữu hách;

     Huynh Huyền Đức, đệ Dực Đức, thích Mạnh Đức, cầm Bàng Đức, thiên thu chí đức vô song.

     (Sinh tại Bồ Châu, làm việc Dự Châu, trấn thủ Từ Châu, đánh ở Kinh Châu, muôn đời hiển hách Thần Châu;

     Anh là Huyền Đức, em là Dực Đức, phóng thích Mạnh Đức, bắt giữ Bàng Đức, ngàn năm đức lớn vô song.)

- Thần Châu: thời Chiến quốc (403-221 trước công nguyên), Sô Diễn từng gọi Trung Quốc là Xích Huyện  Thần Châu, nên đời sau theo đó cũng gọi Trung Quốc là Thần Châu.

- Thích Mạnh Đức: nhắc việc Tào Tháo thua trận Xích Bích, chạy qua ngơ Hoa Dung, được Quan Vũ nhớ ân nghĩa khi xưa nên thả cho Tào và quân lính chạy thoát.

- Cầm Bàng Đức: nhắc lại trận Khoái Khẩu, Châu Thương bắt được tướng Tào là Bàng Đức đem giải về cho Quan Vũ.

Theo Vương Hồng Sển, ở Nghĩa nhuận Hội quán, đường G̣ Công, thành lập năm 1872, có câu đối cũng gần tương tự như vậy:

Sanh Bồ Châu, sự Dự Châu, chiến Từ Châu, thủ Kinh Châu, vạn cổ Thần Châu hữu nhứt;

Huynh Huyền Đức, đệ Dực Đức, xá Bàng Đức, thích Mạnh Đức, thiên thu thánh đức vô song.

[Vương Hồng Sển 1992: 209].

Tại sao lại “xá” (tha chết) Bàng Đức? Thực ra Quan Vũ đă cho chém Bàng ở trận Khoái Khẩu. Phải chăng câu đối này là “dị bản” câu đối dẫn trên, nhưng bị “tam sao thất bổn”. [La Quán Trung II, 1994: 537].

5. Tại chùa Ông (thờ Quan thánh) ở tỉnh Cần Thơ có câu đối sau:

     Vạn cổ đào viên sanh tú sắc;

     Thiên thu nghĩa vũ kiến anh phong.

Lại Duy Nguyên, “Chùa Ông, một công tŕnh điêu khắc lịch sử”, báo Sài G̣n, 20-3-1995, tr. 4.

Tạm hiểu:

     Tích vườn đào kết nghĩa vạn năm măi c̣n truyền lưu sắc thái tươi đẹp;

     Bậc vũ dũng nghĩa hiệp ngàn xưa vẫn c̣n cho thấy  phong độ anh hùng.

6. Câu đối nhắc tích Quan Vũ đọc kinh Xuân thu:

     Chí tại Xuân thu, công tại Hán,

     Trung đồng nhật nguyệt, nghĩa đồng thiên.

     (Chí hướng noi theo kinh Xuân thu, lập công lao với nhà Hán;

     Ḷng trung sáng như mặt trời mặt trăng, đức nghĩa lớn ngang cùng trời đất.)

7. Câu đối nhắc đến tôn hiệu Phu tử của Quan Vũ:

     Anh hùng kỷ kiến xưng Phu tử;

     Hào kiệt như tư năi thánh nhân.

     (Anh hùng mấy ai được thấy gọi là Phu tử;

     Hào kiệt như Ngài quả thực là bậc thánh nhân.)

8. Câu đối khéo chơi chữ, ngụ ư nói tới tôn hiệu Sơn Tây Quan phu tử:

     Hán nhi hậu do xưng Phu tử,

     Sơn dĩ Tây tái xuất thánh nhân.

     (Sau đời Hán c̣n xưng là Phu tử;

     Núi phía Tây lại xuất hiện thánh nhân.)

9. Câu đối sánh Quan Vũ với Khổng tử:

     Khổng phu tử, Quan phu tử, vạn thế lưỡng Phu tử;

     Tu Xuân thu, độc Xuân thu, thiên cổ nhất Xuân thu.

     (Khổng phu tử, Quan phu tử, muôn đời có hai vị Phu tử;

     Sửa Xuân thu, đọc Xuân thu, ngàn thu chỉ một bộ Xuân thu.)

Câu này khéo, nhấn mạnh rằng Trung Quốc xưa nay có hai vị là Khổng, Quan được hậu thế tôn là Phu tử. Khổng tử th́ có công san định kinh Xuân thu để dạy đời thuật chính trị cứu đời theo vương đạo. Quan Vũ th́ lập chí cứu đời theo kinh Xuân thu. [Nhạc Phi cũng được tôn là Nhạc đại phu tử (xem Thờ Quan thánh).]

Phu tử là một tôn hiệu cao quư của Trung Quốc, hai chữ này ư nghĩa như sau: 

- Phu là người nam nhi lỗi lạc, xuất chúng (a distinguished man), cũng là bậc hiền nhân (sage).

- Phu tử là đấng anh hùng (a hero), là bậc làm thầy thiên hạ (a master), là hiền nhân (sage), cũng là tôn hiệu dành cho các đại tôn sư của thời xưa (title of respect for the great teachers of old). [Theo Mathews' Chinese-English dictionary, Massachusetts: Harvard University Press, 1971: mục từ 1908-1, tr. 280; và mục từ 1908-15, tr. 281.]

10. Câu đối về sự tích đuốc sáng đêm (minh chúc đạt đán) pḥ nhị tẩu (xem Kỳ tích Quan Vũ):

     Ngọ dạ hà nhân năng bỉnh chúc?

     Cửu Châu vô địa bất phần hương.

     (Nửa đêm ai là người có thể cầm được đuốc?

     Cửu Châu chẳng nơi nào là chẳng thắp hương.)

- Ngọ dạ: hiểu như bán dạ (nửa đêm).

- Cửu Châu: chín châu. Người Trung Quốc cho rằng sau khi vua Vũ trị thủy (làm công tác thủy lợi chống nạn lụt Hoàng Hà) thành công, đă chia Trung Quốc ra làm chín châu. Ít ra có ba cách giải thích:

+ Theo Vũ Cống, chín châu gồm có: Kư (nay thuộc Hà Nam); Duyện (nay thuộc Sơn Đông); Thanh (nay thuộc Sơn Đông, Liêu Dương); Từ (nay thuộc phía nam Sơn Đông); Dương (?); Kinh (nay thuộc Hồ Nam, Hồ Bắc, Quư Châu, Quảng tây); Dự (nay thuộc Hà Nam); Lương (?); Ung (nay thuộc Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải).

+ Theo Nhĩ nhă, chín châu gồm có: Kư; U; Duyện; Dinh; Từ; Dương; Kinh; Dự; Ung.

+ Theo Chu lễ, chín châu gồm có: Kư; U (nay thuộc Trực Lệ, Phụng Thiên); T́nh; Duyện; Thanh; Dương; Kinh; Dự; Ung.

Quan niệm về chín châu không thống nhất; ngày nay khi nói Cửu Châu hiểu tổng quát là ám chỉ Trung Quốc. Kinh Minh thánh, khi xưng tán Quan thánh cũng nhắc tới Cửu Châu:

     Hạo khí lăng tiêu,

     Đan tâm quán nhật.

     Phù chính thống dĩ chương tín nghĩa, uy chấn Cửu Châu,

     Hoàn đại tiết nhi đốc trung trinh, linh chiếu thiên cổ.

     (Khí cả cao lừng mây bạc,

     Ḷng son sáng tợ mặt trời.

     Giúp nhà Hán [chính thống] rạng ngời tín nghĩa, uy chấn khắp Cửu Châu,

     Trọn khí tiết vẹn vẻ trung trinh, oai linh soi thiên cổ.)

11. Câu đối nhắc tích thất thủ Hạ B́, hàng Hán chẳng hàng Tào:

     Thân tại Tháo doanh, tâm tại Hán:

     Trung vi vũ thánh, nghĩa vi thần.

     (Thân trong trại Tháo, ḷng nơi Hán;

     Trung làm thánh vơ, nghĩa làm thần.)

12. Câu đối nhắc tích chém Nhan Lương, và tích đơn đao qua gặp Lỗ Túc (xem Kỳ tích Quan Vũ):

     Thất mă trảm Nhan Lương, Hà Bắc anh hùng giai táng đởm;

     Đơn đao hội Lỗ Túc, Giang Nam danh sĩ đê đầu.

     (Một thớt ngựa chém Nhan Lương, anh hùng Hà Bắc đều vỡ mật;

     Một thanh đao hội Lỗ Túc, danh sĩ Giang Nam thảy cúi đầu.)

- Hà Bắc là đất của Viên Thiệu, chủ của Nhan Lương.

- Giang Nam là đất của Tôn Quyền, chủ của Lỗ Túc.

13. Câu đối nhắc tích Quan Vũ thường đọc kinh Xuân thu:

     Thanh dạ độc Xuân thu, nhất điểm đăng quang xán kim cổ;

     Cô chu phạt Ngô Ngụy, thiên thu hạo khí quán càn khôn.

     (Đêm vắng đọc Xuân thu, một ánh đèn sáng soi kim cổ;

     Một thuyền đánh Ngô Ngụy, ngàn thu hạo khí khắp đất trời.)

14. Câu đối nhắc đến Vũ Mục (tức Nhạc Phi), trung thần đời Tống, được thờ chung với Quan thánh:

     Duy xă tắc, công cao Vũ Mục;

     Độc Xuân thu, đức phối Văn xương.

     (Giữ đất nước, công to như Vũ Mục;

     Đọc Xuân thu, đức thánh hiệp Văn xương.)

Vế trên khen công Nhạc Phi; vế dưới không nói thẳng ra là Quan Vũ, mà hàm ư khen Quan khi nhắc tới:

(i) tích Quan Vũ thường đọc kinh Xuân thu;

(ii) truyền thuyết tiền kiếp Quan Vũ là chủ quản sao Văn xương (theo kinh Minh thánh).

15. Câu đối này cũng mang nội dung tương tự như trên:

     Tiên Vũ Mục nhi thần, Đại Hán thiên cổ, Đại Tống thiên cổ;

     Hậu Văn xương nhi thánh, Sơn Đông nhất nhân, Sơn Tây nhất nhân.

- Đại Hán thiên cổ (ngàn thu nhà Hán): liên hệ tới Quan Vũ.

- Đại Tống thiên cổ (ngàn thu nhà Tống): liên hệ tới Nhạc Phi.

- Sơn Đông nhất nhân (tỉnh Sơn Đông một người): ám chỉ Khổng tử.

- Sơn Tây nhất nhân (tỉnh Sơn Tây một người): ám chỉ Quan Vũ.

Vế sau của câu đối muốn sánh Quan Vũ với Khổng tử, cả hai đều được người Trung Quốc tôn là Phu tử.

16. Một câu đối khác, in theo chân dung Quan thánh, trên tờ lịch các tháng 10, 11, 12, năm 1994, nhan đề Tiên phật thánh tượng cách ngôn nguyệt lịch:

     Quan đao phi khởi, nghĩa quán lăng vân chí xung thiên;

     Ân ái trảm đoạn, chính khí lẫm nhiên tái vũ gian.

     (Quan Công vung đao, nghĩa ngút mây chí tận trời;

     Ái ân chặt đứt, chính khí uy nghi ngợp vũ trụ.)

·

Nói thêm:

Câu đối số 4, và chín câu từ số 7 đến 15 do lăo sư Quan Tồn Chí, dạy thư pháp và hội họa ở Nam tú Nghệ uyển, số 85, Hải Thượng Lăn Ông, quận 5, sưu tập và tặng cho. Lê Anh Minh phiên âm, dịch nghĩa, và chú.

LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh