Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

QUAN THÁNH XƯA VÀ NAY

 

LÊ ANH DŨNG

6. Thờ Quan thánh

La Quán Trung chép rằng sau khi bị Tôn Quyền chém, anh hồn Quan Vũ không tan, cứ đi là là trên không, đến tận núi Ngọc Toàn, huyện Đương Dương, thuộc Kinh Châu. Trên núi có thảo am của thiền sư Phổ Tĩnh, từng cứu mạng Quan Vũ ở chùa Trấn quốc, ải Dĩ Thủy.

Khuya đêm ấy, trăng thanh, trời quang, tiếng gọi của Quan Vũ đồng vọng trên không, nhất quyết đ̣i trả lại đầu. Sư bước ra sân, ngẩng lên nh́n, thấy Quan Vũ cưỡi ngựa Xích thố, cầm đao Thanh long, bên trái là Quan B́nh, bên phải là Châu Thương. Sư nói một câu giác ngộ cho Quan Vũ, Quan tạ ơn rồi biến mất. [La Quán Trung II, 1994: 569]

Đề cao uy linh dũng khí của Quan Vũ, La Quán Trung c̣n chép thêm ba sự kiện nữa:

- Khi Tôn Quyền đang ban thưởng cho Lă Mông, v́ đă có công lập mưu chém được Quan Vũ, th́ Quan nhập ngay vào Lă, mắng Tôn, rồi vật Lă chết liền trong dinh Tôn. [La Quán Trung II, 1994: 570, 571]

- Khi Đông Ngô đem đầu Quan qua dinh Tào. Tào nói đùa: Vân Trường mạnh khoẻ chứ? Thế là đầu Quan mở miệng, trợn mắt, tóc râu dựng ngược. Tào hăi quá, ngất xỉu. [La Quán Trung II, 1994: 572]

- Đêm Lưu Bị đang ngủ, Quan hiện về khóc, nhờ Lưu báo thù. [La Quán Trung II, 1994: 574]

Những truyền thuyết đă thành huyền thoại về sự linh hiển của Quan Vũ góp phần tạo nên một tâm lư sùng bái Quan thánh để rồi trải qua nhiều đời trở thành h́nh thức tín ngưỡng dân gian ở Trung Quốc và theo chân người Hoa, lan truyền qua các lân bang, trong đó có Việt Nam.

Sau khi Quan Vũ hiển thánh ở chùa Ngọc tuyền vào đời Hậu Hán, trong nhiều thế kỷ, trải qua nhiều triều đại, Ngài đă được thờ phụng khắp nơi; nơi thờ gọi là Vũ thánh miếu. [Werner 1969: 228] chép rằng ở Trung Quốc có 1.600 ngôi đền (?) do triều đ́nh lập để thờ Quan thánh, ngoài ra c̣n có hàng ngàn ngôi miếu nhỏ khác cũng được dựng khắp nơi trong nước.

Người lập miếu thờ Quan Vũ đầu tiên có lẽ chính là Ngụy vương Tào Tháo. Sự việc như sau:

Tôn Quyền (Đông Ngô) chém Quan Vũ xong, cho người mang đầu Quan Vũ tới Lạc Dương dâng cho Tào Tháo. Ngụy vương hiểu thâm ư của Tôn là muốn Lưu Bị (Tây Thục) oán luôn cả Tào mà dấy binh đánh Bắc Ngụy. Tào v́ thế cho người lấy gỗ trầm tạc thành thân h́nh (nhưng thiếu đầu) Quan Vũ, rồi ráp đầu thật vào, làm lễ an táng trọng thể theo nghi thức vương hầu. Tào c̣n cho dựng am Thố linh để thờ phụng Quan Vũ. [Ngoại truyện II, 1993: 206]

Theo La Quán Trung, người vạch cho Tào Tháo thấy thâm ư của Tôn Quyền là Tư Mă Ư, và cũng chính Tư Mă Ư bày cho Tào Tháo cách làm lễ an táng Quan Vũ ở Lạc Dương. [La Quán Trung II, 1994: 572, 573]

Theo Quan thị Công hội Đồng nhân, nơi an táng Quan Vũ gọi là Quan lâm, ở Lạc Dương, Hà Nam; và miếu đầu tiên thờ Quan thánh là Thánh miếu ở quê nhà Quan Vũ, tức Vận Thành (xưa là Giải Huyện), tỉnh Sơn Tây. Xem thêm về Hội này ở Phụ lục.

Cũng có thuyết cho rằng v́ Quan Vũ là tướng của Thục Hán (cũng gọi Tây Thục), đối nghịch với Bắc Ngụy, nên Tào Tháo muốn tránh tiếng các quan dị nghị, đă cho dựng miếu thờ Quan Vũ ở quê nhà Tào Tháo là quận Tiêu, ngụ ư là việc lo hương khói cho Quan chỉ do giao t́nh riêng giữa cá nhân Tào với Quan, không can dự ǵ đến hai nước Ngụy, Thục.

Miếu dựng xong, trong tô tượng Quan Vũ, hầu hai bên là Châu Thương và Quan B́nh. Tào Tháo đích thân viết bốn chữ Nhân đức Thánh quân làm hoành phi treo ở chính điện. Các địa phương khác thấy Ngụy vương dựng miếu thờ Quan Vũ sau đó cũng đua nhau bắt chước. [Ngoại truyện II, 1993: 209, 210]

Từ đời nhà Tống sang đến đời Minh và Thanh, Quan Vũ đều được phong thụy. (Thụy là tên do triều đ́nh ban cho người quá cố.)

Từ hải chép: “Tống cập Minh, Thanh giai hữu phong thụy.” [Từ hải 1948: 1421].

Thờ chung Quan thánh và Nhạc Phi

Nhạc Phi (1103-1142), tự là Bằng Cử, quê ở huyện Thang Âm, Tương Châu, tỉnh Hà Nam. Sinh vào đời vua Tống Huy tông, niên hiệu Sùng Trinh thứ 2; mất vào đời vua Tống Cao tông, niên hiệu Thiệu Hưng thứ 41 (theo Mayers, Nhạc mất năm 1141). Theo Werner, khi Nhạc chào đời, có một con chim lớn, trông từa tựa thiên nga, bay qua nhà ông, réo lên inh ỏi; thế nên ông được đặt tên là Phi (nghĩa là bay). Nhạc sớm mồ côi cha, rất có hiếu với mẹ. Nhà nghèo, chăm học, rất thích các sách Tả thị Xuân thu, Tôn Ngô binh pháp. Học bắn cung với Chu Đồng. Sau theo Tông Trạch đánh quân Kim. Tông Trạch có lần bày trận đồ thử tài Nhạc. Nhạc đáp: “Bày sẵn trận đồ để phá là pháp độ b́nh thường của binh gia. Chỗ diệu dụng của binh pháp chính là khi lâm trận phải biết biến thông.” Tông phục lắm.

Cuối đời Bắc Tống, ba nước Liêu, Kim, Hạ xâm chiếm ba phía Tây, Bắc, và Đông Trung Quốc. Đến khi Liêu và Hạ cùng suy yếu, th́ Kim càng thêm hùng mạnh. Đời Khâm tông, niên hiệu Tĩnh Khang thứ 2 (1127), Nhạc hai mươi bốn tuổi; Huy tông và Khâm tông bị quân Kim đánh bại, cầm tù.

Đời Nam Tống, nhiều quan Tống bị quân Kim mua chuộc như Lưu Dự, Lư Thành, Trương Dụng... V́ thế, Nhạc Phi quyết tâm trừ nội loạn, bọn bán nước kinh sợ, gọi ông là Nhạc gia gia.

Quân Kim lại nhiều lần xâm nhập Tống, Nhạc luôn luôn đánh thắng. Quân Kim kinh hăi, thấy bóng Nhạc ở mặt trận th́ bỏ chạy hơn nửa. Năm Cao tông thứ 10 (1136), hai đợt quân Kim lần mười vạn, lần mười lăm vạn đều bị Nhạc đánh bại.

Gian thần Tần Cối cấu kết quân Kim, thấy Nhạc sắp thắng, xúi hôn quân Cao tông nghị ḥa; trong một ngày vua ra mười hai đạo kim bài bắt Nhạc phải lui binh, mười năm công lao của Nhạc bị thủ tiêu chỉ trong một lúc. Hai năm sau, quân Kim khởi binh, Nhạc lại chiến thắng. Tần Cối sàm tấu vu cáo Nhạc làm phản. Khi Nhạc về triều chịu án, lúc cởi áo, trên lưng bày ra bốn chữ “tận trung báo quốc” do chính mẹ xâm vào; quan án công minh giải oan cho Nhạc, nhưng Cối vẫn t́m được cách ám hại được Nhạc Phi và con trai là Nhạc Vân, cũng dày công theo cha dẹp giặc.

Theo Werner, vua Tống Hiếu tông (1163-1190) phục hồi danh dự cho Nhạc, dựng đền thờ, tôn hiệu là Trung liệt; các tôn hiệu khác là Nhạc Ngạc vương (1179) và Vũ Mục vương (1211). Theo Mayers, các tôn hiệu là Vũ Mục (1179); Ngạc vương (1204); và Trung liệt có từ sau năm 1204.

Nhạc Phi được tôn là Nhạc đại phu tử. Trong kinh Cao đài có bài thơ chiết tự xưng danh như sau:

     Tỳ khưu du ngoạn ngộ sơn đầu,

     Thiên đạo hoằng khai nhứt mạch thâu.

     Nhứt điểm chơn nguơn thiên thượng tiếp,

     Tử thừa phụ nghiệp thọ phong hầu.

- Chữ Khưu trên, chữ Sơn dưới là chữ Nhạc.

- Chữ Thiên bớt một ngang là chữ Đại.

- Chữ Thiên chấm đầu là chữ Phu.

- Tử thừa phụ nghiệp là chữ Tử.

[Tam nguơn 1953: 47]

Mộ Nhạc c̣n ở Tây Hà, Hàng Châu. Tượng sắt Cối và vợ là Vương thị đúc bày trước mộ, khi nào dâng lễ ở mộ Nhạc th́ lại cầm roi quất Cối và vợ. Do đó mà có câu đối rằng:

     Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt,

     Bạch thiết vô cô chú nịnh thần.

Tạm dịch:

     Núi xanh hữu phúc chôn xương người trung liệt,

     Sắt trắng vô tội đúc tượng đứa nịnh thần.

CHÚ: Tiểu sử Nhạc Phi do Lê Anh Minh soạn. Tham khảo thêm [Werner 1969: 595] và [Mayers 1971: 279-280], mục từ 928.

Theo kinh Minh thánh, Nhạc Phi là hậu kiếp của Trương Phi:

     Tam đệ Tứ Xuyên vi thổ cốc,

     Mỗi khởi trung lương hộ quốc tâm.

     Tại Tống dịch tính Vũ Mục tướng,

     Tại Đường cải húy viết Trương Tuần.

     Luân hồi tam chuyển giai trung liệt,

     Thượng đế phong vi hộ quốc thần.

     (Em thứ ba [Trương Phi] làm thần coi đất đai lúa má ở Tứ Xuyên,

     Có ḷng trung lương giữ ǵn đất nước.

     Đời Tống đổi họ làm tướng Vũ Mục [Nhạc Phi],

     Đời Đường đổi tên là Trương Tuần.

     Chuyển kiếp ba lần thảy đều trung liệt,

     Thượng đế phong cho làm thần hộ quốc.)

Việc thờ chung Quan, Nhạc hai vị được ghi nhận như sau:

- 1911: Quan thánh được thờ chung với Nhạc Phi. [Từ hải 1948: 1421] viết: “Dân quốc sơ dữ Nhạc Phi hiệp tự.”

- 1914: chính phủ ra lệnh cho thờ chung Quan Vũ và Nhạc Phi ở Vơ miếu. [Từ hải 1948: 1412] viết: “Dân quốc tam niên, chính phủ hạ lệnh hiệp tự Quan, Nhạc ư Vơ miếu.”

- 1916: Viên Thế Khải ra lệnh cho thờ Quan thánh và Nhạc Phi chung trong miếu. [Werner 1969: 229].

Do Quan thánh và Nhạc Phi (tức Vũ Mục) được thờ chung nên có nhiều câu đối nhắc đến cả hai:

- Duy xă tắc, công cao Vũ Mục;

Độc Xuân thu, đức phối Văn xương.

- Tiên Vũ Mục nhi thần, Đại Hán thiên cổ, Đại Tống thiên cổ;

Hậu Văn xương nhi thánh, Sơn Đông nhất nhân, Sơn Tây nhất nhân.

[Xem Câu đối về Quan thánh.]

Thờ chung Quan thánh, Nhạc Phi, và Văn Thiên Tường

Đời Thanh, nhiều tổ chức hội kín phản Thanh phục Minh đều thờ phụng Quan thánh. Thiên địa hội thờ chung cả ba vị Quan thánh, Nhạc Phi, và Văn Thiên Tường.

Văn Thiên Tường (1236-1283), tự là Tống Đoan và Lư Thiện, hiệu Văn Sơn, quê ở Cát Thủy, Cát Châu. Sinh vào đời vua Tống Lư tông, năm Đoan B́nh thứ 3; mất vào đời Nguyên Thế tổ, năm Chí Nguyên thứ 19. Hai mươi tuổi đậu tiến sĩ, làm đề h́nh ở Hồ Nam.

Năm 1275, quân Nguyên xâm chiếm, Văn hưởng ứng chiếu Cần vương. Sau bị tướng Nguyên là Trương Hoằng Phạm bắt, giam ở Yên Kinh ba năm. Trong tù, Văn sáng tác bài Chính khí ca, rất nổi tiếng. Nguyên Thế tổ biết Văn khí tiết, không thể dụ hàng, sai chém. Văn quay về phương Nam (như giă biệt vua Tống), nói: “Ngô sự tất hĩ.” (Việc ta thế đă xong.) Nguyên Thế tổ nghe thuật lại, chắc lưỡi: “Chân nam tử.” (Một đấng nam nhi đúng nghĩa.) Tác phẩm: Văn Sơn tùy bút, mười quyển; Văn Sơn tập, hai mươi mốt quyển; Văn Sơn thi sử, bốn quyển. (Theo Đàm Gia Định, Trung Quốc văn học gia đại từ điển, mục từ 3076. Lê Anh Minh dịch.)

Một nghi thức được Bộ Giáo dục (những năm Dân quốc, sau Cách mạng Tân hợi 1911) chỉ đạo cho thực hiện tại Vũ thánh miếu ở huyện Thái Hưng, tỉnh Giang Tô như sau:

- Bàn thờ chánh bày ảnh hay tượng Quan thánh. Phía trước ảnh (tượng) là tấm thẻ viết sáu chữ Quan tráng mậu hầu thần vị.

- Bên cạnh Quan thánh bày ảnh hay tượng Nhạc Phi. Nếu không có ảnh (tượng) th́ bày tấm thẻ viết sáu chữ Nhạc trung Vũ vương thần vị.

- Bàn thờ bên trong (ở nội điện?) cũng thờ Quan thánh và Nhạc Phi. Hai bên gian thờ bày hai hàng thần vị của hai mươi bốn người như sau:

Bên phía Đông (mười hai vị): 1. Thích Kế Quang; 2. Từ Đạt; 3. Hàn Thế Tông; 4. Quách Tử Nghi; 5. Lư Tịnh; 6. Vương Tuấn; 7. Trương Phi; 8. Hàn Cầm Hổ; 9. Tô Định Phương; 10. Tào Bân; 11. Húc Liệt Ngột; 12. Phùng Thắng.

Bên phía Tây (mười hai vị): 1. Lam Ngọc; 2. Quách Khản; 3. Địch Thanh; 4. Lư Quang Bật; 5. Hạ Nhược Bật; 6. Triệu Vân; 7. Tạ Huyền; 8. Uất Tŕ Kính Đức; 9. Vương Ngạn Chương; 10. Lưu Kỳ; 11. Thường Ngộ Xuân; 12. Chu Ngộ Cát. [Werner 1969: 229, 230]

Quan thánh trong tín ngưỡng dân gian

Khi việc thờ Quan thánh gây được ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian th́ đă có rất nhiều người thờ Ngài như một vị thần độ mạng, có lẽ cũng tương tự như một patron-saint ở châu Âu. Ngày nay c̣n thấy trong nhiều gia đ́nh, người vợ thờ Cửu thiên Huyền nữ, cũng gọi là Bà Mẹ sanh; người chồng thờ Quan thánh, cũng gọi là Ông Độ mạng.

Ở Trung Quốc, giới buôn bán đă thờ Quan thánh như một thần tài, nho sĩ coi Ngài như thần văn học (tượng vẽ Quan thánh cho thấy trong tay thường cầm kinh Xuân thu), c̣n giới quân sự coi Ngài như vị thần bảo hộ bổn mạng của họ. [Werner 1969: 229]

Ảnh hưởng của Quan Vũ đối với thương nhân có lẽ do khi c̣n cơ hàn, Ngài đă từng mưu sinh bằng nghề bán đậu phụ. Tam quốc ngoại truyện cho biết: “Ngày xưa, quán rượu ở các nơi thuộc Hồ Bắc đều thích phụng thờ Quan Vân Trường, quán rượu nhỏ phần lớn treo ở giữa nhà bức họa Quan công, quán rượu lớn bày thờ tượng Quan công nặn bằng sứ trắng." [Ngoại truyện I, 1993: 254]

Đời vua Càn Long nhà Thanh, những nhà buôn quê tỉnh Sơn Tây (đồng hương với Quan Vũ), làm ăn phát tài ở châu Bặc, quyên góp nhau dựng ở châu Bặc miếu thờ Quan thánh. Ngôi miếu này có vườn rộng mười mấy mẫu, hai tầng đại điện, tượng Quan thánh đúc bằng sắt, cao hơn một trượng. [Ngoại truyện I, 1993: .210]

Người Trung Quốc khi tha hương t́m sinh kế ở các lân bang vẫn mang theo tập tục thờ Quan thánh. Đầu thế kỷ 20, được ghi nhận ở Việt Nam là: “Phía Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, người Hoa đa số từ bên Trung Hoa đến, chân ướt chân ráo, sống rải rác tận thôn xóm chớ không tập trung ở chợ tỉnh, chợ quận. V́ mới đến, họ chưa thích nghi được với địa phương nên giữ gần đúng những phong tục ở quê xứ, tiền bạc không nhiều, nhưng ở chợ làng họ vẫn quyên tiền cất chùa Ông (Quan công), chùa Bà (Mă hậu) với quy mô khiêm tốn.” [Sơn Nam 1993: 175]

Nhận định về hiện tượng đua nhau lập đền dựng miếu thờ Quan thánh, Tam quốc ngoại truyện viết: “Cho nên nói, từ Tam quốc đến Dân quốc, từ quan gia đến thân hào thương nhân, phàm là dựng miếu Quan Vũ, trên danh nghĩa là sùng bái tôn kính Quan Vũ, nhưng thực chất đều có tính toán kiếm lợi cho ḿnh.” [Ngoại truyện I, 1993: 210]

Ở Trung Quốc, ảnh hưởng của Quan thánh đối với quân đội ngoài những truyền thuyết về các kỳ tích chiến công đă ghi lại trong Tam quốc chí, hay Tam quốc ngoại truyện, có thể c̣n một nguyên do khác; người ta tin rằng dưới đời vua Hàm Phong (1851-1862) nhà Thanh, vào năm 1856, Quan thánh đă hiện h́nh trên không trung để pḥ trợ cho binh sĩ triều đ́nh trong một trận giao phong với quân giặc. Từ đó các lều của binh lính nhà Măn Thanh thường treo ảnh Quan thánh và bản thân binh lính cũng đeo tượng của Ngài, coi như bùa hộ mạng. [Werner 1969: 228]

Tại Trung Quốc, từng có lúc mà miếu Quan thánh là nơi cất giữ các gươm đao của đao phủ. Mỗi khi hành h́nh tội nhân xong, đao phủ lại vào làm lễ trước bàn thờ Quan thánh. Họ tin rằng uy linh của Ngài sẽ ngăn trở không cho oan hồn các tử tội t́m đến nhà họ báo oán. [Werner 1969: 229]

Những người thờ Quan thánh đều phải kiêng cữ không được ăn thịt trâu và thịt chó. Tương truyền, ai vi phạm giới cấm này đều bị hành xác, họ tự đánh đập ḿnh như người mất trí. Trong kinh Minh thánh cũng có lời căn dặn phải kiêng cữ hai món ấy. Kinh chép:

     Bất thực ngưu khuyển đẳng nhục,

     Khả miễn lao ngục tù h́nh.

     (Không ăn thịt trâu, thịt chó,

     Có thể thoát khỏi tù ngục.)

Ở nhiều đ́nh miền Nam Việt Nam, c̣n phải kiêng rằng: “Cúng Quan công tuyệt đối không dùng gà và cũng không cúng hoa mồng gà, hoa đuôi gà, v́ gà là ân nhân của Ngài.” [Huỳnh Ngọc Trảng 1993: 115]

Không hiểu đích xác sự tích con gà là ân nhân của Quan Vũ ra sao. Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian, được ghi lại trong Tam quốc ngoại truyện, khi c̣n trẻ, Quan Vũ một lần bị quan binh truy đuổi, chạy trốn vào một nhà dân, được cô chủ nhà che chở cứu giúp bằng cách giết ngay một con gà, lấy máu gà thoa lên mặt và cằm, rồi cô gái cắt mớ tóc dài của nàng gắn vào, giả làm râu. Nhờ hóa trang như vậy mà Quan Vũ thoát nạn. [Ngoại truyện I, 1993: 18]

Các hội kín ở Trung Quốc cũng như những dư ba của nó khi truyền sang các nước lân cận vẫn tôn thờ Quan thánh, coi đây là một nghi thức của hội. Tiêu biểu như Thiên địa hội. “Thiên địa hội cũng chịu ảnh hưởng tinh thần thượng vơ và trọng nghĩa anh em của Quan Vân Trường. ‘Khi vô Hội có hai tuần lạy, trước lạy bốn, sau lạy tám.’ Trong bốn lạy đầu, lạy thứ ba mang ư nghĩa: ‘lạy đào viên kết nghĩa làm anh em’. Trong bốn lạy sau, lạy thứ ba mang ư nghĩa: ‘lạy noi theo ông Quan công’.” [Sơn Nam 1992a: 109]

Tại miền Nam thời xưa, trong giới “hảo hớn” với nhau, Quan thánh được coi là một giá trị đạo đức của họ. “Trong hội kín, tinh thần của Quan công là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá cách đối xử giữa các anh em kết nghĩa. Từ trước trong nhiều gia đ́nh đă thờ Quan công, nhưng trong giai đoạn này, Quan công được nhắc nhở nhiều hơn, trang thờ đặt trên cao, uy nghiêm, huyền bí hơn bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật.” [Sơn Nam 1993: 100]

LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh