Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

QUAN THÁNH XƯA VÀ NAY

 

LÊ ANH DŨNG

5.Tôn thánh tôn hiệu

Ngoài tên tự là Trường Sinh, Thọ Trường, và Vân Trường, qua nhiều triều đại và thời đại, Quan Vũ đă được tôn thánh, phụng thờ và do đó c̣n được biết tới qua nhiều tôn hiệu khác nhau.

1. Ngài c̣n có các hiệu là:

- Quan đế,

- Quan công,

- Quan thánh,

- Quan Lăo gia,

- Quan Phu tử, hay

- Sơn Tây Quan Phu tử, v́ quê quán ở tỉnh Sơn Tây. [Mathews' Chinese-English dictionary, Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts, 1971, tr. 528, mục từ 3571 (f).]

2. Mỹ nhiêm công

V́ Ngài có bộ râu năm cḥm dài quá rốn, trông rất đẹp,  nên c̣n được gọi là Mỹ nhiêm công tức là ông râu đẹp. La Quán Trung chép:

“[Tào] Tháo thấy râu Quan công đẹp, hỏi: Râu Vân Trường ước được bao nhiêu gốc?

Quan thưa: Được độ vài trăm gốc, cứ mỗi năm đến mùa thu lại rụng mất vài ba cái; đến mùa đông th́ phải lấy cái túi the thâm mà bọc lấy để cho nó đỡ rụng.

Tháo sai lấy gấm may ngay một cái túi hiến Quan công để phủ râu.

Sáng sớm hôm sau, Quan Vũ vào chầu vua. Vua [Hán Hiến đế] thấy trước ngực đeo một túi gấm, phán hỏi để làm ǵ. Quan công thưa rằng: Râu tôi hơi dài, nên thừa tướng [Tào Tháo] cho túi để bọc lại.

Vua sai đứng trước điện mở ra vuốt xem, th́ dài quá bụng. Vua phán rằng: Thực là ông tốt râu!

Từ đấy ai cũng gọi Quan công là “ông tốt râu”. [La Quán Trung II, 1994: 415-416]

3. Hán thọ đ́nh hầu

Sau khi thất thủ trận Hạ B́, Quan Vũ tạm thời khuất thân tá túc bên Tào Tháo đợi tin Lưu Bị, Trương Phi. Trong một lần đánh quân Viên Thiệu, Quan chém được Nhan Lương, Tháo làm biểu tâu lên, triều đ́nh phong Ngài là Hán thọ đ́nh hầu, đúc ấn giao cho [La Quán Trung I, 1994: 126]. (Một số bản kinh Minh thánh thường in là Hán Hán thọ đ́nh hầu, và giải thích rằng khi đúc ấn, Quan Vũ yêu cầu phải có hai chữ Hán đó, ngụ ư là ông chỉ quy Hán, chứ chẳng chịu hàng Tào. Khi bỏ Tào đưa hai chị về t́m Lưu Bị th́ “phàm những đồ kim ngân, châu báu gói hết cả lại bỏ vào trong kho, ấn Hán thọ đ́nh hầu th́ đem treo ở trên thềm” [La Quán Trung I, 1994: 435]. Các tranh tượng thờ Quan thánh ngày nay vẫn vẽ Quan B́nh đứng sau lưng Quan thánh, phía bên trái, tay giữ ấn này (pḥ ấn).

Có câu đối nhắc tích hàng Hán bất hàng Tào như sau:

Thân tại Tháo doanh, tâm tại Hán:

Trung vi vũ thánh, nghĩa vi thần. [Xem Câu đối về Quan thánh.]

4. Nhân đức Thánh quân

Khi dựng miếu thờ Quan Vũ ở quận Tiêu, quê nhà Tào Tháo, Tháo đích thân viết bốn chữ Nhân đức Thánh quân làm hoành phi treo ở chính điện. [Ngoại truyện II, 1993: 209]

5. Tráng mậu hầu

Thời Tam quốc, năm 260, Hậu chúa nhà Hán tôn Ngài là Tráng mậu hầu. [Werner 1969: 229]

6. Trung huệ công

Vua Tống Huy tông (1101-1126) tôn Ngài là Trung huệ công, có lẽ để đề cao ḷng trung nghĩa và nhân hậu của  Ngài. [Mayers 1971: 93], mục từ 297, cho là tôn hiệu này có vào đầu thế kỷ XII. Werner, sđd, tr. 228, cho là tôn hiệu này có vào năm 1120.

7. Tráng mậu Vũ an vương

Vua Tống Cao tông (1127-1163) tôn là Tráng mậu Vũ an Vương, có lẽ để đề cao vơ công hiển hách. [Mayers 1971] và [Werner 1969] đều ghi là năm 1128.

8. Đời vua Văn đế (1330-1333) nhà Nguyên, Ngài cũng có tôn hiệu. [Werner 1969: 228] dịch tôn hiệu này sang tiếng Anh là “Warrior Prince and Civilizer”, chưa rơ chữ Hán là ǵ.

9. Năm 1594, triều Minh Thần tông (1573-1620), niên  hiệu Vạn Lịch, Ngài được tôn là Đế. Từ đó trở đi, nhất là vào đời nhà Thanh, việc thờ Quan Vũ là Vũ đế được xác  lập. [Mayers 1971] dịch Vũ đế là God of War. Có lẽ cũng từ đấy trở đi mà Quan B́nh, con nuôi Quan Vũ, được dân gian tôn là Thái tử. Werner nói rơ tôn hiệu là Đại đế, và cho rằng vua Minh coi Ngài là vị thần hộ quốc. [Werner 1969: 228] viết: “... the title of Faithful and Loyal Great Ti, Supporter of Heaven and Protector of the Kingdom.”

10. Trung nghĩa Vũ thần Đại đế

Đời nhà Thanh, vua Càn Long (1736-1796) tôn Ngài là Trung nghĩa Vũ thần đại đế, có lẽ để đề cao ḷng trung nghĩa lẫn vơ công của Ngài.

11. Đời nhà Thanh, theo Werner, nhân v́ sự kiện năm 1856, Ngài hiển hiện trên trời phù trợ quân binh Măn Thanh đẩy lui một cuộc tấn công của quân giặc, vua Hàm Phong (1851-1862) đă tôn Ngài lên ngang tầm đức Khổng tử [Một người thứ ba là Nhạc Phi, được tôn là Nhạc đại phu tử. Xem Thờ Quan thánh]. Có lẽ ở đây Werner muốn nói tới tôn hiệu Quan Phu tử, v́ Khổng tử được tôn là Khổng Phu tử; và h́nh như sau Khổng tử th́ Quan Vũ là nhân vật thứ hai được tôn xưng là Phu tử. [Werner 1969: 228] viết: “In 1856 he is said to have appeared in the heavens and successfully turned the tide of battle in favour of the Imperialists, for which service the Emperor Hsien Fêng (A.D. 1851-62) raised him to the  same rank as that accorded to Confucius.”

Các câu đối về Quan Vũ cũng hay nhắc đến tôn hiệu Phu tử [Xem Câu đối về Quan thánh]:

- Anh hùng kỷ kiến xưng Phu tử;

Hào kiệt như tư năi thánh nhân.

- Hán nhi hậu do xưng Phu tử;

Sơn dĩ Tây tái xuất thánh nhân.

- Khổng Phu tử, Quan Phu tử, vạn thế lưỡng Phu tử;

Tu Xuân thu, độc Xuân thu, thiên cổ nhất Xuân thu.

12.Phong đô Đại đế

Sau khi Ngài ĺa trần, theo kinh Minh thánh, v́ là bậc anh hùng trung liệt nên Ngài được Thượng đế sắc phong là Phong đô Đại đế, có nhiệm vụ giáo hóa các âm hồn cơi U minh. Kinh chép:

     Thượng đế lân ngă trung cảnh,

     Độc sắc tuyên hóa U minh.

     Lịnh ngă nhật du thiên hạ,

     Giám biệt trung nịnh phân phân.

     (Thượng đế thương ta ḷng trung tỏ rạng,

     Đọc sắc chỉ cho đi giáo hóa cơi U minh.

     Lịnh cho ta ban ngày tuần du các chốn,

     Xem xét phân biệt người trung kẻ nịnh.)

13. Phục ma Đại đế, Đại thánh Phục ma Đăng khấu Cứu khổ Cứu nạn Đại thiên tôn

Lúc sinh thời, Ngài dày công chiến trận. Kinh Minh thánh chép:

     Thập dư niên,

     Giáp bất ly thân,

     Đao vô khiết tịnh.

     Dạ vô ổn thụy tam canh,

     Nhật bất bảo xan nhất đốn.

     Đông chiến tây chinh,

     Bách chiến nhi giang san tài định.

     Bạch liễu tu tấn tinh tinh,

     Lực quyện, mă lôi, đao độn.

     (Mười năm dư,

     Áo giáp chẳng rời ḿnh,

     Thanh đao không sạch máu.

     Đêm ngủ ba canh không trọn,

     Ngày ăn một bữa chẳng no.

     Đánh đông dẹp tây,

     Trải trăm trận giang sơn mới định.

     Tóc râu đều bạc trắng như sương,

     Sức ṃn, ngựa mỏi, đao cùn lụt.)

Sau khi hiển thánh rồi, Ngài lại tiếp tục dụng thần oai trừ tà khử quái, tiêu diệt yêu ma. Do đó, theo kinh Minh thánh, Ngài được tôn là Phục ma Đại đế, hay là Đại thánh Phục ma Đăng khấu Cứu khổ Cứu nạn Đại thiên tôn. Kinh Minh thánh chép:

     Phục ma đăng khấu, lũ đại trưng kỳ kỳ huân,

     Giác thế dũ dân, hoàn vũ bị kỳ minh huấn.

  (Trừ ma dẹp cướp, đời đời rành rạnh công nghiệp lớn,

  Tỉnh thế giáo dân, xứ xứ khắc ghi lời dạy sáng.)

14. Thần oai Viễn trấn

V́ khi sinh thời cũng như khi về trời, uy linh Ngài chấn động mọi nơi, nên Ngài được tôn là Thần oai Viễn trấn. Có một bài thơ c̣n truyền lại như sau:

     Linh hiển bốn mùa độ chúng dân

     Tà ma khiếp vía ẩn tàng thân

     Muôn trùng lộ thượng dài thăm thẳm

     Dạy dỗ dân Trời biết nghĩa nhân

     Mười ải Diêm phù xem thiện ác

     Một thiên Minh thánh gội nhuần ân

     Chín trùng bố đức an lê thứ

     Bốn biển thi nhơn viễn cận thần

Bài thơ được phân tách thành tôn hiệu Thần oai Viễn  trấn Quan thánh Đế quân:

- Bốn mùa linh hiển là chữ Thần

- Tà ma khiếp vía là chữ Oai [uy: oai]

- Muôn trùng lộ thượng là chữ Viễn

- Dạy dỗ dân Trời là chữ Trấn

- Mười ải Diêm phù là chữ Quan [ải: quan]

- Một thiên Minh thánh là chữ Thánh

- Chín trùng bố đức là chữ Đế

- Bốn biển thi nhơn là chữ Quân

[Tam nguơn 1953: 35]

15. Tam thiên môn Đại nguyên soái

Ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, theo kinh Minh thánh, Ngài được ngọc sắc của Thượng đế phong làm đại nguyên soái cai quản ba cửa trời phía đông, nam, và tây (c̣n phía bắc là chỗ ngự của Thượng đế). Do đó Ngài được phong là Tam thiên môn Đại nguyên soái.

16. Chân nguyên Hiển ứng Chiêu minh Dực Hán Thiên tôn

V́ Ngài một ḷng trung nghĩa pḥ giúp nhà Hán, nên theo kinh Minh thánh, c̣n có tôn hiệu là Chân nguyên Hiển ứng Chiêu minh Dực Hán Thiên tôn.

17. Già lam phật, Cái thiên Cổ phật

Ngài cũng được tôn là Phật Già lam. V́ uy linh trùm cả trời đất nên c̣n có tôn hiệu Cái thiên Cổ phật. Trong kinh Minh thánh tôn hiệu là Cái thiên Cổ phật Chiêu minh Dực Hán .

18. Quan tráng mậu hầu

Ở huyện Thái Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, những năm sau Cách mạng Tân hợi (1911), Ngài được thờ trong miếu với tôn hiệu Quan tráng mậu hầu. [Werner 1969: 229]

19. Thiên cổ Vĩ nhân

Ở đền Quan công, huyện Thọ Xương, Hà Nội, Việt Nam, xây dựng vào thời bị nhà Đường xâm chiếm, trùng tu thời Chúa Trịnh, có tấm biển đề bốn chữ Thiên cổ Vĩ nhân để xưng tán Ngài. [Ngô Đức Thọ 1993: 549]

20. Đức sùng Diễn chính

Tại Vĩnh nguyên tự (chùa Cao đài) ở xă Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, Việt Nam, không thờ Ngài bằng chân dung, mà thay bằng bốn chữ Đức sùng Diễn chính, mượn trong kinh Minh thánh:

          Thái thượng thần uy.

          Anh văn hùng vũ.

          Tinh trung đại nghĩa.

          Cao tiết thanh liêm.

          Vận hiệp hoàng đồ.

          Đức sùng diễn chính.

     (Thần uy tột bực.

          Văn đẹp vũ dũng.

          Trung nghĩa lớn ṛng.

          Tiết cả ḷng trong.

          Vận số thuận mệnh trời.

          Đức lớn theo đường chính.)

21. Tam trấn Oai nghiêm Hiệp thiên Đại đế

Trong đạo Cao đài ngày nay, Ngài được tôn là Hiệp thiên Đại đế Quan thánh Đế quân, đứng vào hàng Tam trấn Oai nghiêm, đại diện cho đạo Nho, đồng đẳng với Nhứt trấn Oai nghiêm Giáo tông Vô vi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Lư Thái bạch, đại diện cho đạo Tiên, và Nhị trấn Oai nghiêm Thường cư Nam Hải Quan âm Như lai, đại diện cho đạo Phật.

Theo đạo Cao đài, các vị thay mặt cho Tam giáo Tổ sư (Thích ca, Lăo tử, Khổng tử), và trên bàn thờ (Thiên bàn), cách bài trí như sau:

 

Thiên nhăn

(biểu tượng Thượng đế)

 

Lăo tử - Thích ca - Khổng tử

(Tam giáo)

Quan âm - Lư Bạch - Quan thánh

(Tam trấn)

LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh