Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

QUAN THÁNH XƯA VÀ NAY

 

LÊ ANH DŨNG

4. Kỳ tích Quan Vũ

Mười sáu chiến tích

Kinh Minh thánh chép:

Ấu nhi ly hương, tráng nhi xuất sĩ,

Đại trượng phu dĩ tứ hải vi gia.

(Thơ ấu xa quê, lớn lên làm quan,

Đại trượng phu lấy bốn biển làm nhà.)

Theo La Quán Trung, Quan Vũ phải bỏ xứ ly hương v́ có lần bất b́nh trước kẻ ỷ thế hiếp bức dân lành, đứng ra can thiệp, lỡ tay ngộ sát, bị truy nă nên phải bỏ xứ năm sáu năm. Quan Vũ tự thuật:

“Nhân xứ tôi có một đứa ỷ thế khinh người, tôi ngứa mắt trót giết hắn, nên phải đem thân đi tha phương trốn tránh, đă năm sáu năm nay.” [La Quán Trung I, 1994: 10]

Thoạt mới lập thân vào đường vơ nghiệp, sau khi đánh thắng giặc Khăn vàng (Hoàng cân), Lưu Bị được triều đ́nh cho một chức quan nhỏ là huyện lệnh B́nh Nguyên, Quan Vũ làm tay mă cung, Trương Phi làm bộ cung [La Quán Trung I, 1994: 74]. Trong Tam quốc chí, La Quán Trung đă chép lại hàng chục chiến tích của Quan Vũ, theo thứ tự như sau:

1. Chém Tŕnh Viễn Chí, tướng giặc Khăn vàng (Hoàng cân), ở huyện Trác. Tính từ khi đúc xong khí giới, đó là trận đánh đầu tiên để Quan Vũ thử đao (c̣n Trương Phi thử xà mâu cũng giết được phó tướng của Viễn Chí là Đặng Mâu). Đời sau có thơ khen tặng Quan, Trương rằng:

Anh hùng phát dĩnh tại kim triêu,

Nhất thí mâu hề nhất thí đao.

Sơ xuất tiện tương uy lực triển,

Tam phân hảo bả tính danh tiêu.

     [Sáng nay anh hùng để lộ tài năng xuất chúng,

     Người th́ thử mâu, người lại thử đao.

     Vừa xuất đầu lộ diện đă thi triển uy lực,

     Được nổi danh trong thời Tam quốc phân tranh.

    Lê Anh Minh phiên âm, dịch nghĩa.]

     Anh hùng xuất hiện buổi sơ đầu,

     Người thử siêu đao, kẻ thử mâu.

     Mới bước chân ra uy đă dữ,

     Tiếng tăm lừng lẫy cuộc ganh nhau. [La Quán Trung I, 1994: 12]

2. Chém Hoa Hùng, tướng của Đổng Trác. Trước khi Quan Vũ lên ngựa, Tào Tháo hâm nóng rượu rót mời. Quan bảo hăy để đấy; đến chừng Quan xách thủ cấp Hùng đem về, chén rượu Tào rót hăy c̣n nóng. Có thơ khen tặng rằng:

Uy trấn càn khôn đệ nhất công,

Viên môn họa cổ hưởng đông đông.

Vân Trường đ́nh trản thi anh dũng,

Tửu thượng ôn thời trảm Hoa Hùng.

     [Oai trấn trời đất và công lao bậc nhất,

     Trước cửa quan trống đánh thùng thùng vang dội.

     Vân Trường ngưng lại chén rượu để ra tài anh dũng,

     Chém Hoa Hùng rồi mà rượu hăy c̣n nóng.

    Lê Anh Minh phiên âm, dịch nghĩa]

Cửa quan trống trận nổi thùng thùng,

Văng vẳng tai nghe nhạc ngựa rung.

Chén rượu rót ra c̣n nóng đấy,

Trước màn đă thấy sỏ Hoa Hùng. [La Quán Trung I, 1994: 81]

3. Chém Quản Hợi, dư đảng giặc Khăn vàng ở Bắc Hải. [La Quán Trung I, 1994: 173]

4. Chém Tuân Chính, tướng của Viên Thuật, ở Vu Thai. [La Quán Trung I, 1994: 232]

5. Chém Xa Trụ, tướng của Tào Tháo, ở Từ Châu. [La Quán Trung I, 1994: 360]

6. Chém Nhan Lương, tướng của Viên Thiệu, ở Bạch Mă. [La Quán Trung I, 1994: 421]

7. Chém Văn Xú, tướng của Viên Thiệu, ở Diên Tân. [La Quán Trung I, 1994: 428]

Khi pḥ hai chị dâu rời Tào Tháo trở về với Lưu Bị, Quan Vũ cưỡi Xích thố vượt qua năm cửa ải, vung đao Thanh long chém luôn sáu tướng của Tào Tháo:

8. Chém Khổng Tú, ở ải Đông Lĩnh. [La Quán Trung I, 1994: 443]

9. Chém Mạnh Thản, ở Lạc Dương. [La Quán Trung I, 1994: 443]

10. Chém Hàn Phúc, cũng ở Lạc Dương. [La Quán Trung I, 1994: 445]

11. Chém Biện Hỉ, ở Nghi Thủy. [La Quán Trung I, 1994: 447]

12. Chém Vương Thực, ở Huỳnh Dương. [La Quán Trung I, 1994: 449]

13. Chém Tần Kỳ, ở Hoạt Châu. [La Quán Trung I, 1994: 450]

Có thơ khen Quan Vũ quá ngũ quan trảm lục tướng như sau:

Quải ấn phong kim từ Hán tướng,

Tầm huynh diêu vọng viễn đồ hoàn.

Mă kỵ Xích thố hành thiên lư,

Đao Yển thanh long xuất ngũ quan.

Trung nghĩa khái nhiên xung vũ trụ,

Anh hùng ṭng thử chấn giang sơn.

Độc hành trảm tướng ưng vô địch,

Kim cổ lưu đề hàn mặc gian.

     [Treo ấn, gói vàng, từ giă thừa tướng nhà Hán (Tào Tháo),

     Đường xa mong t́m được anh.

     Cỡi ngựa Xích thố đi ngàn dặm,

     Cầm đao Thanh long đi qua năm cửa ải.

     Ḷng trung nghĩa, quảng đại xung lên vũ trụ,

     Anh hùng gây chấn động núi sông từ ấy.

     Một ḿnh ra đi, chém tướng, đâu c̣n ai địch nổi,

     Xưa nay sự tích này vẫn là đề tài trong chốn văn chương.

    Lê Anh Minh phiên âm, dịch nghĩa]

Treo ấn phong vàng trả tướng Tào,

Dặm đường lững thững dạ xôn xao.

Ngh́n đường Xích thố bon chân ngựa,

Năm ải Thanh long ngả lưỡi đao.

Bờ cơi chứa chan ḷng tiết nghĩa,

Núi non lừng lẫy tiếng anh hào.

Một ḿnh chém tướng ai đương nổi,

Đề vịnh xưa nay để biết bao. [La Quán Trung I, 1994: 450]

Sau này, đă có người đem việc Quan Vũ vượt năm ải chém sáu tướng bằng đao Thanh long để ví với việc tu thiền, hàng phục tâm phàm. Đao Thanh long ví với huệ đao; ngũ quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác; sáu tướng là lục tặc. Theo cách ẩn dụ đó, người tu thiền (hành giả) phải biết dùng sức mạnh của trí huệ làm vũ khí sắc bén chặt đứt những chướng ngại do thân xác huyết nhục (ngũ quan) gây ra để đoạn trừ lục dục của ḿnh. [Xem thêm Lê Anh Dũng, Giải mă truyện Tây du [tân biên], bài "Sáu bảy mười ba", Hà Nội: nxb Văn hóa - Thông tin, 1995, tr. 121-134.]

Kinh Minh thánh cũng nhắc:

     Phong kim, khước ấn tam từ Tháo,

     Khiệt quyến tầm huynh nhất điểm trung.

     Thiên lư tầm huynh thiêm nghĩa khí,

     Ngũ quan trảm tướng hữu uy phong.

     Ly hiệp anh hùng càn khôn nội,

     Tương phùng huynh đệ cổ thành trung.

     Trí thượng tuy cao vô quyết thắng,

     Vận trù cố thức thiểu kinh luân.

          (Niêm vàng, treo ấn, ba lần từ biệt Tào Tháo,

          Một ḷng trung d́u dắt gia đ́nh đi t́m anh.

          T́m anh ngàn dặm thêm nghĩa khí,

          Chém tướng năm ải tỏ uy phong.

          Anh hùng tan hợp trong trời đất,

          Anh em gặp lại giữa thành xưa.

          Trí thượng tuy cao không quyết thắng,

          Kế mưu vốn biết ít kinh luân.)

Về sau, Quan Vũ c̣n chém thêm ba tướng khác của Tào Tháo tại chiến trường như sau:

14. Chém Sái Dương, ở Cổ Thành. [La Quán Trung I, 1994: 463]

15. Chém Hạ Hầu Tồn, ở Tương Dương. [La Quán Trung II, 1994: 523]

16. Chém Dương Linh, tướng của Thái Thú Hàn Huyền ở Trường Sa [La Quán Trung II, 1994: 242], v.v... Danh sách trên có thể c̣n thiếu.)

Một tướng nữa của Tháo là Bàng Đức không bị Quan Vũ chém tại chiến trường, nhưng khi thua trận ở Khoái Khẩu, bị tùy tướng của Quan là Châu Thương bắt sống giải về. Đức không chịu hàng, Quan sai đem chém, mà lại thương Đức có nghĩa khí nên sai quân an táng tử tế [La Quán Trung II, 1994: 537]. Theo Werner, con Đức là Bàng Huệ khi chiếm được Tứ Xuyên đă giết sạch gia quyến của Quan Vũ để trả thù cha. [Werner 1969: 229]

Minh chúc đạt đán

Quan Vũ thất thủ thành Hạ B́, v́ c̣n hai chị dâu và chưa biết tin tức Lưu Bị, Trương Phi thế nào nên phải ẩn nhẫn dung thân trong quân Tào Tháo. Khi Tào kéo quân về Hứa Xương, dọc đường phải nghỉ qua đêm ở quán dịch, Tào muốn cho Quan lỗi đạo với Lưu, sẽ thẹn không dám trở về với anh mà ở lại quy hàng Tháo, bèn lập mưu sắp đặt cho Quan và hai chị dâu ở cùng pḥng trọ. Quan Vũ đă cầm đuốc đứng hầu ngoài cửa, từ tối đến sáng [La Quán Trung I, 1994: 413]. Do sự tích này sử sách c̣n truyền lại câu: Minh chúc đạt đán chi Quan Vân Trường, nghĩa là Quan Vân Trường đốt đuốc cho tới sáng. [Mayers 1971: 93]

Đời sau có câu đối nhắc lại kỳ tích này như sau [Xem Câu đối về Quan thánh]:

     Ngọ dạ hà nhân năng bỉnh chúc?

     Cửu Châu vô địa bất phần hương.

Kinh Minh thánh cũng nhắc:

          Đào viên danh trọng thiên cổ,

          Đơn đao bỉnh chúc ư kim.

          Kư Tào minh lai minh khứ,

          Thốn Ngô vi Hán siêu thăng.

     (Kết nghĩa vườn đào, ngàn xưa danh c̣n trọng,

     Một đao một đuốc, ngày nay sử vẫn nêu.

     Thân tạm gởi đất Tào, khi đến lúc đi đều rơ ràng,

     Nuốt Ngô v́ Hán siêu thăng.)

Cũng theo kinh Minh thánh, lập kế để ba chị em ở chung pḥng trọ là do Trương Liêu bày mưu cho Tào Tháo. Khi gần sáng, đuốc tàn lửa tắt, sẵn đao Thanh long cầm tay, Quan Vũ khoét vách nhà trọ cho trống trơn để mọi người khỏi phải ngờ có chuyện khuất lấp:

     Giảm chúc Trương Liêu mưu,

     Phá bích Thánh đế nghĩa.

(Mưu Trương Liêu rắp khi đuốc tắt,

Phá vách tường rạng nghĩa Thánh quân.)

     Anh hùng khí cái thế,

     Chúc tàn đao phá bích.

(Anh hùng khí trùm đời,

Đuốc tàn đao phá vách.)

Đơn đao phó hội

Lưu Bị phái Quan Vũ trấn giữ Kinh Châu, nguyên là đất của Tôn Quyền. Tôn đ̣i lại mấy phen không được. Lỗ Túc bày mưu cho Tôn như sau: Lỗ đóng quân ở bờ sông Lục Khẩu, mời Quan đến dự tiệc rồi xin trả đất, nếu không nghe th́ sai năm mươi quân đao phủ đă mai phục sẵn cứ xông ra chém Quan giữa tiệc.

Quan Vũ đội khăn xanh, mặc áo bào màu lục, ngồi thuyền đi đến. Trên thuyền ngoài Châu Thương cầm đao Thanh long đứng hầu chỉ có thêm tám, chín người lực lưỡng giắt mă tấu hộ vệ.

Uy vũ của Quan làm Lỗ Túc khiếp vía. Quan không chịu trả đất, một tay cầm đao, một tay nắm chặt Lỗ ra thuyền về thành an toàn. Quân Đông Ngô trước đă ém sẵn bên sông đành phải thúc thủ. Đời sau quá hâm mộ khí phách Quan, ví việc ấy c̣n hơn cả Lạn Tương Như nước Triệu thời Chiến quốc, một ḿnh vào dự hội Hàm Tŕ, coi vua tôi nhà Tần chẳng vào đâu. Nên có thơ khen tặng rằng:

          Mạo thị Ngô thần nhược tiểu nhi,

          Đơn đao phó hội cảm b́nh khi.

          Đương niên nhất đoạn anh hùng khí,

          Ưu thắng Tương Như tại Hàm Tŕ.

[Coi thường quần thần nước Ngô như trẻ nhỏ,

Một đao đi dự hội, dám xem là chuyện b́nh thường.

Khí phách anh hùng buổi ấy,

C̣n hơn cả Lạn Tương Như ở Hàm Tŕ.

Lê Anh Minh phiên âm, dịch nghĩa.]

          Một đao phó hội uống thờ ơ,

          Coi nhỏ Đông Ngô tựa trẻ thơ.

          Khí khái anh hùng trong cuộc rượu,

          Hàm Tŕ gấp mấy Lạn Tương Như. [La Quán Trung II, 1994: 426]

Đời sau có câu đối vừa nhắc tích chém Nhan Lương (nói ở trên), vừa nhắc tích đơn đao phó hội như sau:

Thất mă trảm Nhan Lương, Hà Bắc anh hùng giai táng đởm;

    Đơn đao hội Lỗ Túc, Giang Nam danh sĩ đê đầu. [Xem Câu đối về Quan thánh.]

Cạo xương trị thương

Khi Quan Vũ đánh quân Tào ở Phàn Thành, bị quân Tào Nhân bắn cho mũi tên tẩm độc vào cánh tay phải. Thuốc độc ô đầu ngấm vào tận xương, cánh tay sưng to, không nhấc lên được. Hoa Đà đến xin trị thương. Thời xưa chưa có thuốc mê hay thuốc giảm đau, nên Hoa Đà đề nghị cách chữa như sau: phải t́m một chỗ kín đáo, chôn một cái cột, trên cột đóng một cái ṿng sắt, Quan tḥ cánh tay vào ṿng đó, buộc dây lại cho chặt, trùm khăn phủ kín đầu Quan cho khỏi thấy cảnh kinh hăi, rồi Hoa Đà lấy dao khoét thịt cho tới khi ḷi xương, cạo sạch miếng xương nhiễm độc đi, rịt thuốc vào, cuối cùng lấy chỉ khâu lại.

Quan Vũ cười, bảo không cần phải mất công rườm rà đến thế. Quan sai dọn rượu, ung dung ngồi uống rượu đánh cờ với thuộc tướng Mă Lương, cười cười nói nói như không, trong lúc tay đau th́ ch́a ra cho Hoa Đà khoét thịt, cạo xương rồn rột. Khen tài Hoa Đà và dũng khí của Quan Vũ, đời sau có thơ rằng:

          Trị bệnh tu phân nội ngoại khoa,

          Thế gian diệu nghệ khổ vô đa.

          Thần uy hăn cập duy Quan tướng,

          Thánh thủ năng y thuyết Hoa Đà.

[Trị bệnh nên phân biệt khoa nội và khoa ngoại,

Tài trị bệnh thần diệu giúp người đời vơi bớt khổ.

Uy thần hiếm ai sánh kịp, chỉ có ông tướng họ Quan,

Tay thánh có thể trị bệnh, chỉ có Hoa Đà mà thôi.

Lê Anh Minh phiên âm, dịch nghĩa]

          Khoa trong cũng phải có khoa ngoài,

          Nghề thuốc trên đời mấy kẻ tài.

          Quan tướng người trần duy có một,

          Hoa Đà thuốc thánh cũng không hai. [La Quán Trung II, 1994: 541]

Tha Tào Tháo ở Hoa Dung

Khi bày kế dùng hỏa công đánh trận Xích Bích, Khổng Minh tiên liệu Tào Tháo thua chạy sẽ qua ngơ Hoa Dung. Khổng Minh muốn Quan Vũ phục binh chặn ngơ ấy, nhưng c̣n ngại một lẽ, nên đă tŕnh bày với Quan rằng:

“Khi xưa Tào Tháo đăi tướng quân hậu lắm, thế nào tướng quân chả c̣n nhớ ơn. Nay Tào Tháo thua trận, tất chạy qua đường Hoa Dung. Nếu để tướng quân ra chận ở đó, tất nhiên tha mất Tào Tháo...”

Quan đáp: “Khi xưa tuy tôi có đội ơn Tào Tháo, nhưng tôi đă chém Nhan Lương, Văn Xú để báo ơn rồi. Nay phỏng có gặp nhau, có đâu tôi dám tha được.”

Cuối cùng, trước khi dẫn năm trăm quân đi chặn Tào, Quan phải làm tờ cam kết, nếu tha Tào sẽ chịu tội chết. [La Quán Trung II, 1994: 203]

Quả nhiên, Tào Tháo thua trận Xích Bích, chạy qua ngơ Hoa Dung chỉ c̣n hơn một trăm quân mă xơ xác, kiệt sức tàn hơi. Khi Quan ra chặn đường, tướng của Tào là Tŕnh Dục khuyên Tào:

“Tôi vẫn biết Vân Trường là người nghĩa khí; ngạo người trên mà không thèm khinh người dưới; trêu người khoẻ mà không nỡ hiếp người nguy; ân oán phân minh, tín nghĩa rơ ràng. Thừa tướng khi xưa có ân t́nh với ông ấy, nay ngài phải xuất thân ra mà kêu cầu với y, th́ họa may mới thoát khỏi nạn này.” [La Quán Trung II, 1994: 213]

Tào hạ ḿnh xin tha chết, quả nhiên Quan không thể làm ngơ. Kinh Minh thánh có chép lời Quan thánh tự thuật: “Kư Tào minh lai minh khứ..” (Lúc tạm ở nhờ bên Tào Tháo, lui tới đi về đều phân minh, rơ ràng...) Quan Vũ tuy nói rằng đă t́m cách trả ơn Tào xong rồi, nhưng nghĩa t́nh th́ biết sao trả cho hết! Cho nên Khổng Minh đẩy Quan vào ngơ Hoa Dung là đẩy Quan vào khúc éo le nan giải của Quan. Đoạn này La Quán Trung tả kỹ lắm:

“Vân Trường xưa nay vẫn là người trọng nghĩa, nhớ đến t́nh nghĩa khi xưa Tào Tháo đăi ḿnh rất hậu, cùng là tặng áo tặng vàng lúc ra khỏi năm cửa ải, nghe thấy Tháo nói, cũng động ḷng. Vả lại trông thấy quân Tào Tháo đứa nào cũng rơm rớm nước mắt, đứng run lập cập, lại càng thương không nỡ giết. Bởi thế quay đầu ngựa về, rơ ràng có ư tha cho Tào Tháo. Vân Trường quay ngựa lại, th́ Tào Tháo đă chạy xa mất rồi. Mới quát to lên một tiếng, các quân sĩ xuống cả ngựa, lạy thụp xuống đất, sụt sùi khóc lóc. Vân Trường lại càng thương xót lắm. Giữa lúc ấy Trương Liêu ở mặt sau tế ngựa đến, Vân Trường lại động t́nh bạn cũ, không biết nói ra làm sao, chỉ thở dài một tiếng, rồi tha tuốt cho cả quân sĩ đi.” Đời sau có thơ rằng:

          Tào man binh bại tẩu Hoa Dung,

          Chính dữ Quan công hiệp lộ phùng.

          Chỉ vi đương sơ ân nghĩa trọng,

          Phóng khai kim tỏa tẩu giao long.

[Binh Tào Tháo thua chạy tới Hoa Dung,

Ngay lúc ấy gặp Quan công nơi đường hẹp.

Chỉ v́ buổi ban đầu ân sâu nghĩa nặng,

Mở xiềng vàng cho giao long chạy thoát.

Lê Anh Minh phiên âm, dịch nghĩa]

     Tào Tháo thua to chạy tứ tung,

     Khéo đâu đường hẻm gặp Quan công.

     Chỉ v́ t́nh nghĩa c̣n ghi tạc,

     Nên để rồng tù thoát xuống sông. [La Quán Trung II, 1994: 214]

Dẫu thừa biết rằng hễ tha Tào th́ bản thân sẽ chịu chết v́ khi ra quân đă cam kết trước rồi, mà Quan vẫn cứ tha. Cái tâm lư ấy của Quan chắc ít có ai đặt ḿnh vào đúng vị trí của Quan để cảm nhận cho thật đúng. Phải chăng, là người thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh, Quan đă đem chính sinh mệnh của ḿnh ra để chứng nghiệm lời của Khổng: “Sát thân dĩ thành nhân.” [Luận ngữ, Vệ Linh công, XV] và lời của Mạnh: “Xả sinh nhi thủ nghĩa.” [Mạnh tử, Cáo tử thượng, X] V́ đă bỏ cái sống t́m cái chết để giữ tṛn lấy hai chữ nhân nghĩa, cho nên Quan Vũ c̣n măi thiên thu là Quan thánh Đế quân.

Tinh thần nhân nghĩa

Chỉ nói Quan Vũ là trung nghĩa như sách sử lưu truyền là chưa đủ. Ở Quan c̣n là đức nhân nghĩa. Do nhân nghĩa mà có lượng dung người. Khi đánh Trường Sa, Quan Vũ giao chiến cùng lăo tướng Hoàng Trung. Ngày đầu, quần thảo hơn trăm hiệp không phân thắng bại. Ngày kế, đánh năm sáu mươi hiệp vẫn nghiêng ngửa đồng cân. Quan Vũ bèn tính chuyện sử dụng ngón đà đao tuyệt chiêu. Thế là: “Vân Trường quay ngựa chạy về. Hoàng Trung đuổi theo, Vân Trường sắp sửa quay đao chém ngược lại, bỗng nghe sau lưng huỵch một tiếng cực to, ngoảnh lại xem, th́ thấy Hoàng Trung phải con ngựa chiến khuỵu chân trước, ngă lăn xuống đất. Vân Trường liền quay ngựa lại, hai tay giơ Thanh long đao lên kề vào Hoàng Trung mà quát rằng: Tao hăy tha tính mạng cho mày, mau mau về đổi ngựa khác ra đánh nhau.” [La Quán Trung II, 1994: 243]

Giết được mà không giết. Đức đó lớn thay. Cho nên nếu không phải là Quan Vũ ở ngơ Hoa Dung, th́ con người kiêu khí như Tào Tháo chưa chắc đă thèm xuống ngựa xin được tha chết.

Trong đời chinh chiến thành bại đắc thất của Quan, Quan cam chết v́ hai chữ nhân nghĩa, mà Quan ẩn nhẫn không chết cũng v́ hai chữ nhân nghĩa.

Cam chết v́ nhân nghĩa cho nên khi bỏ chạy khỏi Mạch Thành, sa vào tay Tôn Quyền, Tôn lấy lợi riêng mà chiêu hàng, Quan mắng Tôn xối xả để được chết.

Cũng vậy, trước kia, khi Quan thua Tào ở trận Hạ B́, ḷng đă đành quyết tử, nên khi Trương Liêu dụ hàng, Quan khẳng khái nói: “Quan này tuy thế đă cùng, nhưng cái chết ta coi như không vậy.”

Trương nói: “Không sợ thiên hạ cười à?” Quan hỏi: “Ta v́ trung nghĩa mà chết, sao lại cười?” Trương nói, nếu Quan chết lúc này th́ có ba điều đáng cười:

(i) phụ lời thề kết nghĩa vườn đào;

(ii) phụ lời Lưu Bị phó thác gởi gấm hai chị dâu;

(iii) phụ ḷng sở cậy của Lưu trong thế chia ba chân vạc.

Trương đem nhân nghĩa ra thuyết, nên rốt cuộc Quan bỏ ư định liều chết, chấp nhận tạm về với Tào. Đó là cam sống nhẫn v́ nhân nghĩa.

Tào cũng v́ ḷng trung, nhân, nghĩa của Quan nên cam ḷng chấp nhận nguyên tắc “hàng Hán bất hàng Tào” của Quan [La Quán Trung I, 1994: 409, 411]. Hiểu Quan nhiều có lẽ là Tào, cho nên Tào mới dung được Quan, nên mới khuất ḿnh xuống ngựa xin Quan tha mạng. Quan không chết v́ tay Tào, Tào được sống nhờ tay Quan. Nghĩa t́nh giữa Quan với Tào là thế, cho nên kết thúc đời Quan có Tào đứng ra lo liệu an táng, khói hương. Kết thúc mối quan hệ Quan, Tào như vậy là tṛn trịa.

Về ḷng trung nghĩa của Quan, kinh Minh thánh chép:

          Ngô năi:

          Nhật nguyệt tinh trung,

          Càn khôn đại tiết.

          Thiên băng, ngă băng.

          Địa liệt, ngă liệt.

          (...) Tinh trung xung nhật nguyệt,

          Nghĩa khí quán càn khôn.

          Diện xích tâm vưu xích,

          Tu trường nghĩa cánh trường.

          (Như ta đây:

          Ḷng trung nghĩa sáng như nhật nguyệt tinh,

          Tiết tháo lớn sánh cùng trời đất.

          Trời sập, ta mới sập.

          Đất lở, ta mới lở.

          [...] Ḷng trung xông thẳng trời,

          Nghĩa khí trùm vũ trụ.

          Mặt đỏ ḷng càng đỏ,

          Râu dài nghĩa thêm dài.)

LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh