Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

QUAN THÁNH XƯA VÀ NAY

 

LÊ ANH DŨNG

2. Tiền thân Quan Vũ

Theo kinh Minh thánh, trước khi lâm phàm vào đời nhà Hán, tiền thân Quan Vũ như sau:

Ngô năi Tử vi cung, lư châu y thần,

Hiệp quản Văn xương, Vũ khúc tinh.

(...) Ngô hệ:

Tử vi viên trung, hỏa chi chính khí.

Hỏa, ly minh tượng dă, cố chủ Văn xương,

Hỏa hựu liệt tính dă, cố chủ Vũ khúc.

Văn chủ nhân, nhân thủ trung hiếu,

Vũ chủ nghĩa, nghĩa thủ liêm tiết.

Duy thị cử thiên hạ vạn thế,

Giai vi thánh hiền tiên phật.

(Ta ở cung Tử vi, là vị thần mặc áo đỏ,

Cai quản luôn cả sao Văn xương và Vũ khúc.

[...] Ta nguyên là:

Ở cung Tử vi, chính khí là lửa,

Lửa ấy tượng trưng sự sáng, nên ta làm chủ sao Văn xương,

Lửa cũng là tính cương dũng, nên ta làm chủ sao Vũ khúc.

Văn chủ về nhân, nhân làm đầu là trung hiếu,

Vũ chủ về nghĩa, nghĩa làm đầu là liêm tiết.

Cứ lấy đó mà dẫn dắt người thế muôn đời,

Thảy thảy đều thành thánh hiền tiên phật.)

Văn xương là tên một cḥm sao gồm sáu ngôi, thuộc về cḥm Đại hùng (Ursa Major) được tin tưởng là nơi ngự của Văn xương Đế quân, vị thần coi về văn học. [Mayers 1971: 235, mục từ 849]

Kinh Minh thánh chép:

Tác văn chế tự, Văn xương tinh.

Hưng binh bố trận, Vũ khúc tinh.

(Sao Văn xương coi về chế tác văn chương chữ nghĩa,

Sao Vũ khúc coi về việc bày binh bố trận.)

Do có mối liên hệ giữa Quan thánh và Văn xương như nói trên, nên nhiều câu đối ở đền thờ Quan thánh -- ngoài tôn hiệu Vũ Mục (tức Nhạc Phi, thường được thờ chung với Quan thánh) -- vẫn hay dẫn đến tôn hiệu Văn xương:

- Duy xă tắc công cao Vũ Mục;

Độc Xuân thu đức phối Văn xương.

- Tiên Vũ Mục nhi thần, Đại Hán thiên cổ, Đại Tống thiên cổ;

Hậu Văn xương nhi thánh, Sơn Đông nhất nhân, Sơn Tây nhất nhân.

[Xem Câu đối về Quan thánh]

Ngài cũng chính là v́ sao thứ sáu. Kinh Minh thánh chép:

Ngă bổn thiên xu đệ lục tinh,

Lâm phàm dục sử vạn phương ninh.

H́nh dung tuy khứ thần du tại,

Lưu đắc tinh anh chấn bá linh.

(Ta vốn là v́ sao thứ sáu trên trời,

Lâm phàm v́ muốn làm cho mọi nơi an ninh.

H́nh thể tuy mất rồi mà thần c̣n măi,

Lưu lại tinh anh chấn động mọi người.)

Cũng theo kinh Minh thánh, đời Xuân thu Chiến quốc loạn lạc, Ngọc hoàng Thượng đế truyền lệnh cho Ngài lâm phàm cứu thế, lúc ấy Ngài chính là Ngũ Tử Tư.

[Thời Xuân thu (770-403 trước công nguyên) từ đời Chu B́nh vương tới cuối đời Chu Uy Liệt vương. Thời Chiến quốc (403-221 tcn) từ đời Chu Ân vương đến khi Tần diệt Tề và thống nhất Trung Quốc. (Xem Nguyễn Hiến Lê, Khổng tử, Hà Nội: nxb Văn hóa, 1992, tr. 25.)]

Ngũ Tử Tư tên thật Ngũ Viên, cha là Xá [Từ hải chép là Chử], anh là Thượng, người nước Sở. Năm 522 trước công nguyên, v́ Sở B́nh vương giết cha và anh, Tử Tư chạy qua Ngô t́m cách báo thù. Tử Tư thuyết phục Ngô Hạp Lư đánh Sở (năm 506 tcn). Sở B́nh vương đă chết rồi, Tử Tư cho quật mồ, đánh vào xác (!). Hạp Lư đánh Việt, chết. Con là Ngô Phù Sai đánh bại Việt vương Câu Tiễn. Việt xin ḥa, Tử Tư cản. Bá Hỉ làm quan Thái tể của Ngô ăn hối lộ của Việt, thuyết Phù Sai cho giảng ḥa. Phù Sai ghét Tử Tư hay can gián, trao cho thanh gươm chạm trỗ rất đẹp, bắt phải tự vẫn [Từ hải chép lời Phù Sai bảo Tử Tư rằng: “Tử dĩ thử tử.” (Ngươi lấy kiếm này tự sát đi.)] Năm đó là 484 hay 483 tcn. Tử Tư chết rồi, c̣n sợ hồn Tử Tư báo oán, Phù Sai ra lệnh đem xác Tử Tư bỏ vào túi da, đốt tan thành tro, rồi thả cho trôi theo ḍng nước (có sách bảo là ở một con sông gần Tô Châu, Giang Tô). Về sau, dân chúng lập đền, thờ Tử Tư như một vị thủy thần. [Werner 1969: 577]

Kể từ đó, Ngài đă năm lần chuyển kiếp làm trung thần dũng tướng giúp dân giúp nước. Thượng đế thương Ngài trải thân xông pha ḥn tên mũi đạn qua nhiều kiếp trung liệt nên sau đó sắc phong cho Ngài làm thần sóng cai quản sông Tiền Đường. Kinh Minh thánh chép:

     Giám tri Chiến quốc xâm lăng loạn,

     Mệnh ngă lâm phàm cứu vạn dân.

     Ngọc hoàng tứ ngă danh ḥa tính,

     Tử Tư ngũ chuyển tố trung thần.

     (...) Sổ thế tố trung thần,

     Sắc lịnh ngă quản Tiền Đường sự,

     Trú dạ lĩnh triều hành.

     (Xem thấy thời Chiến quốc xâm lăng gây loạn,

     Sai ta lâm trần cứu muôn dân.

     Ngọc hoàng ban cho ta tên cùng họ,

     Tử Tư năm đời làm trung thần.

     [...] Bao đời làm trung thần,

     Sắc lịnh cho ta coi việc sông Tiền Đường,

     Đêm ngày đốc thúc thủy triều lên xuống.)

Qua đời nhà Hán, Ngài chuyển kiếp làm Quan Vũ. Khi Ngài ĺa trần, Thượng đế xét ḷng trung nghĩa tiết tháo, ban ơn cho Ngài hiển thánh tại chùa Ngọc tuyền, cũng tại chùa này Ngài được lịnh Thượng đế báo mộng ban cho vị sư núi kinh Minh thánh:

     Ngọc đế sắc lịnh thị mộng,

     Dữ Ngọc tuyền tự tăng,

     Tăng tỉnh nhi truyền thuật.

     Thư ư Ngọc tuyền tự,

     Dạ mộng dữ tăng nhân.

Ngài được Thượng đế sắc phong làm đại nguyên soái trông coi ba cửa trời phía Đông, Tây, và Nam. Đến đây cũng là kiếp chót của Ngài:

     Ngô thụ tam thiên môn chưởng ốc,

     Vạn thần khải tấu ngă tiên văn.

     (Ta giữ quyền coi ba cửa trời,

     Khi muôn thần tấu tŕnh ta đều nghe trước.)

Theo kinh Tam nguơn giác thế của đạo Cao đài, Quan thánh cũng cho biết: “Ta chẳng chịu úy tử tham sanh, ham điều vinh hiển mà lỗi đạo quân thần, thất lời thệ ước, cho nên khi Ta quy vị, Thiên đ́nh ban ơn khỏi luân hồi tái thế.” [Tam nguơn 1953: 37]

Ngoài những tiền kiếp của Quan Vũ được ghi trong kinh Minh thánh, theo truyện thơ Trọng Tương vấn Hớn [Vương Hồng Sển 1993: 125-166], Quan Vũ c̣n một tiền căn khác. Trong câu chuyện hư cấu này, tác giả đă tưởng tượng rằng dưới triều nhà Hán ở quận Ích Châu có Tư Mă Trọng Tương, sinh vào đời vua Linh đế, Quang Ḥa nguyên niên (178). Trọng Tương thi rớt, về quê, cha mẹ ĺa trần, gia tài hết sạch, không kế mưu sinh, ngồi buồn trách trời đất chẳng công b́nh. Thiên đ́nh sắc chỉ cho Diêm vương bắt Trọng Tương xuống tra hỏi. Diêm vương giao cho Trọng Tương phân xử những án tồn đọng, định hạn trong sáu giờ, nếu chu toàn sẽ được Thượng đế xá tội. Rốt cuộc, Trọng Tương xét án phân xử minh bạch, Thượng đế sắc chỉ cho chuyển kiếp làm Tư Mă Ư, gồm thâu ba nước Thục Hán, Ngụy, và Ngô, chấm dứt thời Tam quốc phân tranh, sáng lập triều nhà Tấn. Khi xử án các nhân vật đời Hán Sở tranh hùng, Trọng Tương đă cho Hạng Vơ chuyển kiếp làm Quan Vũ trong thời Tam quốc (?).

LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh