Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

QUAN THÁNH XƯA VÀ NAY

 

LÊ ANH DŨNG

1. Thân thế Quan Vũ

1. Tổ tiên ba đời Quan Vũ

Theo Quan đế minh thánh kinh [Minh thánh 1930], tổ tiên ba đời của Quan Vũ gồm có:

- ông tổ là Quan Long Phùng,

- ông nội là Quan Thẩm, tự là Vấn Chi,

- cha là Quan Nghị, tự là Đạo Viễn.

2. Tên thật

Không kể đến các huyền thoại thêu dệt trong Tam quốc ngoại truyện, phần lớn sách vở đều chép giống La Quán Trung, rằng Quan Vũ là họ tên thật [La Quán Trung I, 1994: 10].

3. Tên tự

Theo La Quán Trung, Quan Vũ lúc đầu tên tự là Thọ Trường, sau đổi thành Vân Trường [La Quán Trung I, 1994: 10].

Theo Từ hải, Quan Vũ tự là Trường Sinh (“Bản tự Trường Sinh”). [Từ hải 1948: 1412]

Mayers chép tên tự là Vân Trường. [Mayers 1971: 92, mục từ 297]

Werner lại chép tên tự là Trường Sinh, sau đổi ra Thọ Trường, rồi lại đổi thành Vân Trường. [Werner 1969: 227]

4. Quê quán

La Quán Trung chép Quan Vũ quê làng Giải Lương, tỉnh Hà Đông. [La Quán Trung I, 1994: 10]

Mayers  bảo ông là người đất Giải Châu, tỉnh Sơn Tây. [Mayers 1971: 92]

Werner viết ông là người đất Giải Lương, sau đổi tên là Giải Châu, rồi lại đổi là Giải Huyện, nay thuộc tỉnh Sơn Tây. [Werner 1969: 227]

Từ hải cho biết lúc đầu tên đất là Giải Lương, sau sáp nhập huyện, tỉnh thành châu nên đổi tên là Giải Châu. [Từ hải 1948: 1234-1235]

Theo Tam quốc ngoại truyện, cũng như một vài câu đối ở miếu, đền thờ Quan thánh, lại cho là Quan Vũ là người Bồ Châu. Thí dụ:

- Sinh Bồ Châu, giúp Dự Châu, ngồi trấn Kinh Châu, tay đỏ dựng ngàn thu sự nghiệp;

Anh Huyền Đức, em Dực Đức, chẳng hàng Mạnh Đức, ḷng son rung vạn thuở cương thường. [Ngoại truyện I, 1993: 268, 269]

- Sanh Bồ Châu, sự Dự Châu, thủ Từ Châu, chiến Kinh Châu, vạn cổ Thần Châu hữu hách;

Huynh Huyền Đức, đệ Dực Đức, thích Mạnh Đức, cầm Bàng Đức, thiên thu chí đức vô song.

[Xem Câu đối về Quan thánh]

Kinh Quan đế đào viên minh thánh tụng bản, lược thuật:

     Xuân thu trượng phu chí,

     Sinh trưởng Giải Lương thành.

     (Sinh trưởng ở thành Giải Lương,

     Trượng phu lập chí theo kinh Xuân thu.)

[Kinh xuất hiện ở chùa Ngọc tuyền, có sách cho là vào đời vua Quang Tự nhà Thanh (?). Khi trích dẫn phần kinh văn chữ Hán, từ đây trở đi gọi tắt là kinh Minh thánh.]

5. Kết nghĩa vườn đào

Theo La Quán Trung, Quan Vũ đến huyện Trác th́ tao ngộ Lưu Bị và Trương Phi, năm ấy Lưu Bị hai mươi tám tuổi. Ba người Lưu, Quan, Trương sau khi bàn bạc ở một quán rượu, hẹn nhau hôm sau họp mặt trong vườn đào phía sau nhà Trương Phi, bày lễ phẩm cáo tế trời đất:

“Chúng tôi là Lưu Bị, Quan Vơ, Trương Phi, tuy rằng không có họ hàng ǵ với nhau, nhưng đă kết làm anh em, th́ phải đồng tâm hiệp lực, để cứu người khốn, giúp kẻ nguy; trên báo đền nợ nước, dưới giúp đỡ cho dân, ba chúng tôi không cần phải cùng năm, cùng tháng, cùng ngày đẻ chỉ nguyện ước chết với nhau cùng năm, cùng tháng, cùng ngày. Xin trời cao đất dày chứng minh cho chúng tôi. Nhược bằng ai trái nghĩa quên ơn, xin trời tru đất diệt.” [La Quán Trung I, 1994: 10-11]

Mayers chép rằng vào năm 184 Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào. [Mayers 1971: 92]

Werner bảo ba người kết nghĩa năm 191, ở Trác Châu, sau này là Trực Lệ. [Werner 1969: 228]

Về lư do ly hương của Quan Vũ, cũng như việc kết nghĩa vườn đào, Tam quốc ngoại truyện thêu dệt thêm nhiều giai thoại với những chi tiết khác hơn, có lẽ không đáng tin...

6. Năm sinh của Quan Vũ

Từ những chi tiết về năm mất và tuổi của Quan Vũ như tŕnh bày ở điểm 7 bên dưới đây, có thể suy ra Quan Vũ sinh năm 162 và mất khoảng năm 219.

Phần lớn các đ́nh ở miền Nam thường lấy ngày 13 tháng Giêng âm lịch kỷ niệm ngày sinh của Quan Vũ.

[Ngoại truyện I, 1993: 14] ghi ngày sinh là 19 tháng 7. Một số đ́nh, miếu thờ Quan thánh lại chọn ngày 29 tháng 3, hoặc 13 tháng 5, hoặc 20 tháng 6, hoặc 10 tháng 7 để kỷ niệm vía (ngày sinh) Quan thánh. (Xem Thờ Quan thánh.)

7. Năm Quan Vũ ĺa trần

Theo Mayers, vào năm 219 Quan Vũ ĺa trần [Mayers 1971: 92]. Như vậy ông mất nhằm đời vua Hán Hiến đế.

Nhưng theo [Werner 1969: 228] Quan Vũ bị Tôn Quyền giết năm 220.

Theo La Quán Trung, Hồi thứ 73, sau khi làm lễ tế cờ, chuẩn bị tiến quân đánh Phàn Thành, Quan Vũ nằm nghỉ trong trướng, và mộng thấy một con lợn đen tuyền, to bằng con trâu, chạy xộc vô trướng cắn ngay chân ông; năm ấy Quan Vũ “đă ngót sáu mươi tuổi [La Quán Trung II, 1994: 521, 522]. Sang Hồi thứ 77, La Quán Trung kể rằng khi Tôn Quyền đem Quan Vũ và con nuôi là Quan B́nh ra chém, th́ nhằm năm Kiến An thứ 24 (219), tháng 10 âm lịch, đang mùa đông, khi ấy Quan Vũ năm mươi tám tuổi. [La Quán Trung II, 1994: 567]

Theo [Werner 1969: 227-228], Quan Vũ sinh năm 162; và bị Tôn Quyền giết năm 220. Như vậy là Quan Vũ mất hồi năm mươi tám tuổi tây, năm mươi chín tuổi ta.

Tiểu sử Tam trấn Oai nghiêm cũng chép rằng ông mất lúc năm mươi tám tuổi, và c̣n ghi rơ ràng là mất ngày 18 tháng 10 âm lịch (?). [Huệ Lương 1963: 22]

Theo kinh B́nh minh đệ nhứt, có hai câu liên hệ tới tuổi thọ của Quan Vũ, theo đó ông mất năm sáu mươi ba tuổi (?):

     Sáu mươi ba tuổi ṃn hơi,

     Quyết đem thân thể trải nơi chiến trường. [B́nh minh I, 1968: 25]

Phần lớn các đ́nh, miếu thờ Quan thánh thường lấy ngày 24 tháng 6 âm lịch làm ngày mất của Quan Vũ. Đạo Cao đài hàng năm cũng tổ chức lễ kỷ niệm Quan thánh Đế quân vào ngày này. [Xem Lễ Quan thánh trong đạo Cao đài.]

8. Con cái Quan Vũ

Quan Vũ có một con nuôi là Quan B́nh. Nguyên khi đến Hà Bắc, Quan Vũ gặp một ông lăo tên Quan Định. Ông lăo có hai con trai: Quan Ninh học văn; em là Quan B́nh học vơ, năm ấy đúng mười tám tuổi. Lưu Bị xin Quan Định cho con thứ làm con nuôi Quan Vũ. Năm ấy Quan Vũ chưa có con, nên Quan B́nh sau này là con trưởng [La Quán Trung I, 1994: 466-468]. Trong kinh Minh thánh, cũng như ở các đ́nh, miếu thờ Quan thánh, thường tôn Quan B́nh là Thái tử. Tôn hiệu có lẽ xuất hiện sau khi Quan Vũ đă được tôn là Đế. Một số đ́nh, miếu ở miền Nam lấy ngày 13 tháng 5 âm lịch làm lễ kỷ niệm Quan B́nh.

Quan Vũ về sau sanh được một trai là Quan Hưng, được coi là con thứ hai. [La Quán Trung II, 1994: 538]

Theo Tam quốc ngoại truyện, Quan Vũ c̣n một con gái thứ ba là Quan Ngân B́nh, cũng gọi là Quan Tam tiểu thư. Khi Quan Vũ không chịu gả con gái cho con trai Tôn Quyền, Tôn đă đem quân tấn công Kinh Châu. Quan Vũ và Quan B́nh bị quân Đông Ngô bắt, rồi bị Tôn Quyền đem chém. Quan Ngân B́nh trước khi xảy ra chiến tranh nhờ đă kịp chạy ra Tứ Xuyên t́m Khổng Minh cầu cứu nên thoát chết. Lưu Bị và Trương Phi sau đó nhận cháu gái làm con nuôi, mời Triệu Tử Long dạy vơ nghệ cho cô. Thế rồi Khổng Minh lại tác hợp cho cô cưới Lư Úy, con trai Lư Khôi, và cô đă theo chồng về đất Du Nguyên, Nam Trung (tức Trừng Giang, Vân Nam sau này), từ trần nơi quê chồng. [Ngoại truyện II, 1993: 105-110]

Tam quốc ngoại truyện c̣n cho rằng trước khi gặp Lưu Bị, Trương Phi kết nghĩa vườn đào ở huyện Trác, th́ Quan Vũ đă có vợ. Lúc ông giết tên huyện lại tham tàn xong, phải bỏ trốn, th́ vợ ông bụng mang dạ chửa phải lánh ḿnh làm thuê ở nhà họ Sách. Khi bà sinh con trai, họ Sách nhận làm con nuôi, rồi lại cho học vơ với họ Hoa, do đó con trai Quan Vũ có họ tên là Hoa Quan Sách. Vợ Hoa Quan Sách là Bào tam nương, con gái thứ ba của họ Bào ở Quỳ Châu. Về sau hai vợ chồng theo giúp Quan Vũ, chồng giữ đất Ích Châu, vợ trấn đất Hà Manh. [Ngoại truyện II, 1993: 101-104]

Về gia quyến của Quan Vũ, theo Mayers [Mayers 1971: 229], khi Bàng Huệ chiếm được Tứ Xuyên, họ Bàng đă diệt sạch để trả thù, v́ lẽ xưa kia Quan Vũ chém chết Bàng Đức là cha của Bàng Huệ. [La Quán Trung II, 1994: 537]

9. Học hành

Theo Mayers, trước khi gặp Lưu Bị, Trương Phi rồi ṭng quân bước vào binh nghiệp, Quan Vũ thoạt đầu xuất thân bằng nghề bán đậu phụ [Mayers 1971: 92]. Tuy gia đ́nh bần hàn, nhưng Quan Vũ vẫn được học hành cả văn lẫn vơ và tu thân theo đạo Nho. Kinh Minh thánh chép:

       Ngô tố lăm Xuân thu,

       Ấu quan Khổng, Mạnh.

       Duy dĩ hiếu để vi tiên,

       Tu thân trị quốc vi bổn.

   (Ta thường đọc kinh Xuân thu,

   Ấu thơ xem sách của Khổng tử và Mạnh tử.

   Ta chỉ lấy hiếu đễ làm đầu,

   Lấy sửa ḿnh giúp nước làm gốc.)

Một vài tranh tượng Quan thánh có khi vẽ Quan Vũ  ngồi giữa hổ trướng, tay cầm quyển kinh Xuân thu. [B́nh minh I, 1968: 25-26] cũng nói đến việc Quan Vũ lập chí theo kinh Xuân thu:

Bộ Xuân thu nằm ḷng vẹn giữ,

Sống phải lo cư xử cho tṛn,

Đối cùng với nước với non,

Sao ra nghĩa khí ḷng son một màu.

Các câu đối ở đền thờ Quan thánh cũng hay nhắc đến quyển kinh này: [Xem Câu đối về Quan thánh.]

- Chí tại Xuân thu, công tại Hán;

Trung đồng nhật nguyệt, nghĩa đồng thiên.

- Duy xă tắc, công cao Vũ Mục;

Độc Xuân thu, đức phối Văn Xương.

- Khổng Phu tử, Quan Phu tử, vạn thế lưỡng Phu tử;

Tu Xuân thu, độc Xuân thu, thiên cổ nhất Xuân thu.

- Thanh dạ độc Xuân thu, nhất điểm đăng quang xán kim cổ;

Cô chu phạt Ngô Ngụy, thiên thu hạo khí quán càn khôn.

LÊ ANH DŨNG

HẾT

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh