Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

 

Phần I.

LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CAO ĐÀI

Đă tŕnh bày tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo, tháng 10-2000

Công tác nghiên cứu luôn luôn có một vai tṛ rất quan trọng trong cộng đồng Cao Đài. Luôn luôn quan trọng v́ luôn luôn có:

- nhu cầu thuyết giảng, đào tạo trong cộng đồng Cao Đài;

- nhu cầu khám phá và phát huy văn hóa, tư tưởng Cao Đài để ngày càng thêm nhiều người hiểu được những giá trị chân thực của đạo Cao Đài;

- nhu cầu hệ thống hóa giáo lư Cao Đài thành những pho sách hoàn chỉnh, có giá trị kinh điển;

- nhu cầu sưu tầm, biên chép lịch sử đạo Cao Đài, v.v...

Không phải nhờ khả năng bẩm sinh mà người ta trở thành một nhà nghiên cứu. Biết lập chí và có phương pháp th́ ai ai cũng làm được công tác nghiên cứu. Thật vậy: “Thiếu phương pháp th́ người có tài cũng đành lạc lối. Có phương pháp th́ người tầm thường cũng làm được việc lớn.” (DESCARTES) Và bởi lẽ: “Không có một phương pháp duy nhất để nghiên cứu sự vật.” (ARISTOTLE) những ǵ sẽ tŕnh bày sau đây chỉ là những điều cơ bản, thâu lượm từ kinh nghiệm của một số người đi trước, như những gợi ư ban đầu.

I

SÁU LOẠI NGHIÊN CỨU CÓ THỂ ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU CAO ĐÀI

I. Căn cứ trên số người nghiên cứu, có hai loại:

- Nghiên cứu cá nhân (chỉ một người thực hiện).

- Nghiên cứu tập thể (nhiều người thực hiện).

Nghiên cứu tập thể thường có một hoặc hai, ba người chủ biên. Các bài viết của những người tham gia được sắp xếp theo một trật tự quy ước để cùng góp phần tŕnh bày đề tài. Mỗi tác giả đứng tên ở mỗi bài viết. Nhiều khi không có người chủ biên, công tŕnh do nhiều người viết, cùng đứng tên chung, có hoặc không nói rơ tên ai phụ trách chương nào, phần nào trong sách.

Một số bách khoa từ điển danh tiếng (như bộ The new encyclopaedia Britannica) rất chú ư việc để tên tác giả ở các phần đóng góp, v́ đó cũng là trách nhiệm cá nhân của người đó với học giới. Mặt khác, nếu người đó đă có uy tín, th́ việc nêu rơ tên ở từng bài viết của người ấy làm tăng thêm sức thuyết phục của công tŕnh nghiên cứu.

II. Căn cứ trên mục đích nghiên cứu, có hai loại:

- Nghiên cứu thuần túy

- Nghiên cứu để ứng dụng

1. Nghiên cứu thuần túy

Thí dụ

Nghiên cứu về tang lễ Cao Đài ở các mặt nguồn gốc, nghi thức, ư nghĩa, đối chiếu với tang lễ ở tôn giáo bạn hay phong tục phổ biến trong dân gian...

2. Nghiên cứu để ứng dụng

Thí dụ 1

Nghiên cứu về nghi lễ Cao Đài áp dụng xưa và nay trong các chi phái Cao Đài, từ đó t́m ra những điểm chung và thử đề xuất một “kiểu mẫu” chung nếu như sau này có được một Hội thánh Cao Đài duy nhất.

Thí dụ 2

Nghiên cứu để phân bổ nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử đạo Cao Đài phù hợp cho từng tŕnh độ tu sinh, giáo sinh cũng là nghiên cứu để ứng dụng.

Lưu ư

Khi làm nghiên cứu thuần túy hay nghiên cứu để ứng dụng th́ vẫn có thể tiến hành nghiên cứu cá nhân hay tập thể.

III. Căn cứ trên nơi chốn nghiên cứu, có hai loại:

- Nghiên cứu điền dă (cũng gọi nghiên cứu tại chỗ, nghiên cứu thực địa)

- Nghiên cứu thư tịch

1. Nghiên cứu điền dă

Thí dụ 1

Đi về tận quê quán ông Ngô Văn Chiêu, các nơi ông Chiêu từng làm việc, phỏng vấn những người đă có tiếp xúc, gần gũi ông Chiêu, sưu tầm các di vật... để viết tiểu sử của ông Ngô Văn Chiêu.

Thí dụ 2

Đến với một đám tang của tín đồ Cao Đài, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, phỏng vấn những người không theo đạo Cao Đài được chứng kiến một tang lễ theo nghi thức Cao Đài, t́m hiểu ấn tượng tang lễ Cao Đài đối với họ...

Ghi chú

Khi viết lịch sử một thánh thất, thánh tịnh, tiểu sử một nhân vật Cao Đài, các lễ hội Cao Đài... người nghiên cứu cần thiết phải đi điền dă, phải có thêm vài kỹ năng như quay video, chụp ảnh, biết phỏng vấn (có thể không cần tốc kư nếu dùng máy ghi âm)...

Đi điền dă cần có sự quen biết, tín nhiệm với những người tại chỗ; nếu không, phải có người làm trung gian giới thiệu.

2. Nghiên cứu thư tịch

Tịch: Sách.

Cổ tịch: Sách xưa.

Thư tịch: Sách báo và các tài liệu thành văn khác.

Cao Đài thư tịch: Sách báo và các tài liệu thành văn khác viết về đạo Cao Đài.

Nghiên cứu thư tịch: Khai thác thư tịch để t́m tài liệu nghiên cứu một vấn đề. Loại nghiên cứu này chủ yếu tiến hành trong thư pḥng, thư viện.

Thí dụ 1

Sưu tầm các tư liệu về ông Ngô Văn Chiêu đă có trên báo chí, trong sách vở để viết tiểu sử của ông Ngô Văn Chiêu.

Thí dụ 2

Tham khảo kinh kệ, sách vở, báo chí, để tŕnh bày về diễn tiến lễ Hội yến Bàn đào của đạo Cao Đài... nhưng không có mặt tại một ṭa thánh hay thánh thất, hay đền Phật mẫu trong suốt thời gian cuộc lễ diễn ra.

Lưu ư

Khi làm nghiên cứu điền dă hay nghiên cứu thư tịch th́ vẫn có thể tiến hành nghiên cứu cá nhân hay tập thể, và mục đích có thể là nghiên cứu thuần túy hay nghiên cứu để ứng dụng.

II

MƯỜI HAI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN MỘT NGHIÊN CỨU

Chẳng có ai bắt tay vào việc là xong ngay một bài nghiên cứu, hoàn thành liền một quyển sách nghiên cứu. Người nghiên cứu thường phải trải qua nhiều giai đoạn khổ nhọc, bản thảo phải viết đi, sửa lại, thêm thêm bớt bớt nhiều lần, lao tâm khổ tứ muôn bề. Người xưa nói:

Cây to một ôm sinh ra từ gốc nhỏ xíu.

Đài cao chín tầng phát khởi từ mô đất.

Cuộc viễn hành ngàn dặm bắt đầu từ dưới chân.

(Hợp băo chi mộc, sinh ư hào mạt.

Cửu tằng chi đài, khởi ư lũy thổ.

Thiên lư chi hành thủy ư túc hạ.)

Lăo tử. Đạo đức kinh. Chương 64.

Thực vậy, có thể coi một quyển sách nghiên cứu là tập hợp các bài nghiên cứu nhỏ. Muốn viết một quyển sách nghiên cứu th́ cần biết cách viết một bài nghiên cứu. Khi viết được nhiều bài nghiên cứu th́ sẽ biết cách thực hiện một công tŕnh nghiên cúu vài trăm trang sách.

I. MƯỜI HAI GIAI ĐOẠN CỦA MỘT NGHIÊN CỨU

1. Chọn đề tài

2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3. Lập chương tŕnh làm việc

4. Thảo dàn bài tạm

5. T́m tài liệu

6. Soạn thư mục

7. Đọc sách và ghi chép

8. Ghi chép ư kiến cá nhân

9. Phân tách tài liệu đă ghi chép

10. Viết dàn bài thực thụ và chi tiết

11. Viết bản thảo đầu tiên

12. Viết bản thảo cuối cùng

[Nguyễn Hữu Phương 1971: 35].

1. Chọn đề tài

Đề tài nghiên cứu Cao Đài không thiếu, nhưng người nghiên cứu cần chọn lấy một đề tài giá trị, có thể thực hiện được, lại phù hợp khả năng, sở thích và hoàn cảnh làm việc. Khi chọn đề tài người nghiên cứu hăy tự hỏi và trả lời mấy câu hỏi sau đây:

- Đề tài này có mới mẻ không? Nếu không mới th́ tại sao vẫn phải chọn?

- Đề tài này phục vụ cho ai? Có ích lợi ǵ cho việc xiển dương chánh pháp Cao Đài không? Có tác dụng tích cực đối với trong và ngoài cộng đồng Cao Đài không?

- Chính ḿnh có thích thú đề tài này không?

- Có đủ khả năng, phương tiện (sách vở tham khảo...) thực hiện đề tài không?

- Đề tài này chỉ cần nghiên cứu thư tịch hay phải đi điền dă?

- Đề tài này nên nghiên cứu cá nhân hay nghiên cứu tập thể?

- Những người nào có thể giúp đỡ ư kiến, tài liệu cho đề tài này?

- Đề tài này cần một thời gian bao lâu?

2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Sau khi chọn đề tài, phải giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài đó.

Phạm vi càng rộng càng dễ vướng phải khó khăn, vấn đề được khảo sát sẽ khó tránh khỏi khuyết điểm là tŕnh bày sơ sài, thiếu sót.

Thí dụ

“Khảo sát các luận văn, luận án về đạo Cao Đài ở các trường đại học” Đây là một đề tài rất rộng, có thể lần lượt giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

a. Giới hạn theo không gian:

- ở các trường đại học trong nước

- ở các trường đại học ngoài nước

b. Giới hạn theo thời gian (đối với các trường đại học trong nước):

- từ 1975 về trước

- từ sau 1975

c. Giới hạn theo ngôn ngữ (đối với các trường đại học ngoài nước):

- các luận văn, luận án viết bằng tiếng Anh

- các luận văn, luận án viết bằng tiếng Pháp...

d. Giới hạn theo bậc học:

- các luận văn cử nhân

- các luận văn cao học (thạc sĩ)

- các luận án tiến sĩ

Sau khi phối hợp các mức độ giới hạn đề tài như trên, cuối cùng người nghiên cứu có thể chọn ra một đề tài gọn hơn, chẳng hạn: “Khảo sát các luận văn cao học về đạo Cao Đài ở các trường đại học Việt Nam từ 1975 về trước”.

3. Lập chương tŕnh làm việc

Người nghiên cứu tự lập một chương tŕnh làm việc, tự ấn định cho ḿnh những thời hạn cụ thể, chẳng hạn:

- thời hạn t́m và đọc tài liệu (nếu cần, ấn định cả thời gian đi phỏng vấn, đi điền dă...);

- thời hạn viết bản thảo đầu tiên;

- thời hạn viết bản thảo cuối cùng, v.v...

Chương tŕnh làm việc có thể được ghi dưới h́nh thức một biểu đồ thời gian. Nhờ biểu đồ này người nghiên cứu tự theo dơi công tác của ḿnh, mục đích là để có thể hoàn tất công tŕnh kịp thời hạn.

4. Thảo dàn bài tạm

Khi thảo dàn bài tạm sẽ ghi những mục chính và phụ cần phải nghiên cứu. Dàn bài tạm giúp người nghiên cứu có một ư niệm phải t́m những tài liệu nào để tham khảo. Dàn bài tạm sẽ được sửa đổi, thêm bớt tùy theo sự tiến triển của công tác nghiên cứu. Trong dàn bài tạm, người nghiên cứu tùy theo quy mô dày mỏng của công tŕnh mà phân chia thành chương, mục.

· Thông thường, với một công tŕnh nghiên cứu lớn, người ta phân như sau:

- Quyển (quyển I, II; quyển Thượng, Trung, Hạ; hoặc quyển Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh...).

Có khi thay Quyển bằng Tập.

Có khi chia một quyển lớn thành nhiều tập.

- Phần (Phần I, II...; hay Phần Một, Hai...; hay Phần A, B...)

- Chương (Chương I, II...; hay Chương Một, Hai...)

- Mục (Mục 1, 2, 3...)

- Tiết hay Đoạn (Tiết a, b, c...; hay §1, §2, §3...)

- Tiểu đoạn

Có thể dùng dấu · hay - mở đầu mỗi tiểu đoạn.

Cũng có cách ghi II.1.3. nghĩa là đoạn 3 của mục 1 trong Chương II.

Với bài nghiên cứu nhỏ, có thể chia: I. ; II. ; III. ...

Trong I. lại chia ra: A. ; B. ; C. ...

Trong A. lại chia ra: 1. ; 2. ; 3. ...

Trong 1. lại chia ra: a. ; b. ; c. ...

Hoặc chia theo cách I.1.1. ; I.1.2. ...

II.1.1. ; II.1.2. ...

· T́m ư tưởng ban đầu để soạn một dàn bài tạm

Thí dụ

Thảo một dàn bài tạm về đề tài “Con người theo giáo lư Cao Đài”.

Đầu tiên, người nghiên cứu cần biết rằng các tác giả trước đây thường bàn tới những nội dung ǵ về vấn đề con người. Hăy đọc một số sách viết về con người để được gợi ư cho dàn bài tạm. Mục lục chi tiết của các sách bàn về con người cũng là những gợi ư rất hay.

Để soạn dàn bài tạm, Châu Long và Lê Kim Ngân cho rằng có thể “Dựa vào một quyển sách của tiền nhân, của một học giả có danh tiếng mà ta tin cậy (...).

“Chúng ta đọc sách đó để t́m ra xem tác giả quan niệm đề tài như thế nào, tác giả đặt ra những vấn đề ǵ. Nghĩa là khi ta muốn bắt tay vào một công việc, ta nên khai thác kinh nghiệm của tiền nhân để t́m hiểu họ quan niệm đề tài như thế nào, để ta căn cứ vào đó mà áp dụng.” [Châu Long 1970: 38].

· Hăy cẩn thận khi soạn dàn bài dựa vào sách của người đi trước

Tuy nhiên Châu Long và Lê Kim Ngân cũng khuyên hăy nên áp dụng dè dặt phương pháp này v́ nó “có một sự nguy hiểm: chúng ta có thể quá bị thu hút bởi quyển sách đang đọc, đến quên đặc điểm đề tài nghiên cứu. V́ thế ta có thể lăng quên một phần nào đề tài của ta. Và tai hại đó một phần nào làm cho ta không quan niệm đề tài với cặp mắt mới mẻ nữa. (...) ta phải đọc tác phẩm đó với cặp mắt tinh vi nghĩa là phải phê b́nh, bổ túc hay loại bỏ. Và nhất là luôn luôn ta phải nghĩ tới đề tài của ta trong trí năo.” [Châu Long 1970: 38].

5. T́m tài liệu

Khi đă có dàn bài tạm, ngoài sách vở riêng của ḿnh, người nghiên cứu có thể t́m thêm tại thư viện, mượn ở các tủ sách tư nhân quen biết. Nếu xét thấy tài liệu tham khảo quá ít th́ nên lựa chọn đề tài khác.

· T́m nguồn cung cấp tài liệu căn cứ theo đề tài

Thí dụ

Nếu chọn đề tài “Khảo sát việc nghiên cứu đạo Cao Đài ở các trường đại học Việt Nam”, th́ tài liệu chủ yếu đuợc t́m thấy trong:

- các bài báo in trong các tập san thông tin khoa học của các trường đại học;

- các chuyên khảo do các trường đại học ấn hành;

- các kỷ yếu hội thảo về tôn giáo do các trường tổ chức và thực hiện;

- các luận văn tốt nghiệp đại học;

- các luận án sau đại học, v.v...

· Chọn sách để t́m tài liệu

Trong việc t́m tài liệu, chọn sách là việc làm quan trọng, bởi v́ sách ảnh hưởng đến sự suy tưởng, lập luận của người nghiên cứu.

- Có sách tuy cũ, xuất bản đă lâu nhưng vẫn c̣n dùng được.

- Có sách v́ cũ mà trở nên lỗi thời, không c̣n dùng được.

- Có sách tuy mới, dày trang, nhưng chỉ là sự xào nấu, cóp nhặt thô thiển công tŕnh của những người khác th́ đừng dùng.

- Có sách trích dẫn mù mờ, cố ư lập lờ giữa ư kiến người viết với nguồn sách tham khảo, hoặc bộc lộ những chi tiết khả nghi về thư mục th́ đừng dùng.

- Nếu một tác giả đă có nhiều tai tiếng về đức liêm khiết, ngay thẳng của người cầm bút th́ không nên dùng sách của người ấy.

- Tác giả dù tên tuổi c̣n mới, nhưng sách tŕnh bày khoa học, dẫn chứng phân minh, bộc lộ một tác phong nghiên cứu nghiêm túc, th́ nên tham khảo kỹ.

- Nên lưu ư xem tác giả và nhà xuất bản có phải là những tên tuổi đáng tin cậy không.

· Phán đoán giá trị của tài liệu

Giá trị của một tài liệu c̣n tùy theo mục đích nghiên cứu.

Thí dụ 1

Những bài viết có tính cách thông tin thời sự về đạo Cao Đài đă đăng trên báo Phụ nữ tân văn (1929-1934) sẽ không có giá trị đối với mục đích nghiên cứu tư tưởng triết giáo Cao Đài. Nhưng nếu nghiên cứu về dư luận quần chúng Nam Kỳ trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài th́ cho dù thông tin sơ sài, thiếu sót chăng nữa, các bài báo cũ kỹ ấy vẫn cứ là tài liệu quư hiếm.

Thí dụ 2

Những sách báo mỏng manh, mà lớp tiền nhân thời khai Đạo ấn hành trong những thập niên đầu của đạo Cao Đài thường nhằm mục đích kịp thời truyền bá về sự ra đời của một nền tôn giáo mới. Giá trị tư tưởng của các ấn phẩm ấy thường là hạn chế, không đáp ứng yêu cầu những công tŕnh quy mô nhằm hệ thống hóa triết giáo Cao Đài. Nhưng nếu nghiên cứu văn học sử Cao Đài, hay khảo luận về lịch sử báo chí Cao Đài, th́ chính các sách báo cũ xưa ấy lại là tài liệu quư vô cùng.

6. Soạn thư mục

Khi chọn được một tài liệu giá trị, thích hợp với đề tài nghiên cứu, phải ghi những chi tiết của tài liệu đó vào thẻ thư mục. Thư mục là mục lục sách báo.

Có thể dùng những thẻ thư mục bằng b́a cứng (loại bán sẵn) để ghi chép các thông tin cần thiết trong quá tŕnh đọc tài liệu. Một cách giản dị, dễ làm và rẻ tiền, là dùng các tờ giấy khổ A4 (210x297mm) tương đối dày, cắt đều làm tư để có được bốn thẻ thư mục. Mỗi thẻ chỉ chép chi tiết của một quyển sách và chỉ dùng một mặt giấy.

Thí dụ

Số thứ tự:

Tên tác giả,

Nhan đề sách (gạch dưới).

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, năm xuất bản.

[Thẻ tự tạo: 1/4 giấy A4 = 10,5x14,85 cm]

Số thứ tự: người nghiên cứu tự đánh số. Nếu t́m được 15 tài liệu th́ sẽ lập 15 thẻ thư mục, đánh số từ 1 tới 15.

Thí dụ

Khi t́m tài liệu cho đề tài “Đất Nam Kỳ: tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài”, (xem http://www.thienlybuutoa.org) người nghiên cứu chú ư đến Tính mở của địa lư Nam Kỳ được tŕnh bày trong một quyển sách của Vũ Tự Lập.

Nếu đó là quyển thứ ba trong số sách đă chọn được, người nghiên cứu sẽ ghi vào thẻ thư mục như sau:

3

Vũ Tự Lập,

Địa lư tự nhiên Việt Nam, Tập I.

Hà Nội: Nxb Giáo dục, 1978.

7. Đọc sách và ghi chép

Để ghi chép các thông tin cần thiết trong quá tŕnh đọc tài liệu, có thể dùng những thẻ ghi chép bằng b́a cứng (loại bán sẵn) hoặc dùng các tờ giấy khổ A4 (21x297mm) tương đối dày, cắt đều làm tư để có được bốn thẻ ghi chép. Mỗi thẻ chỉ ghi một ư và chỉ dùng một mặt giấy.

Đề mục

Số thứ tự

Phần ghi chép.

Thí dụ

Khi t́m tài liệu cho đề tài “Đất Nam Kỳ: tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài”, người nghiên cứu chú ư đến Tính mở của địa lư Nam Kỳ được tŕnh bày trong một quyển sách của Vũ Tự Lập. Đó là quyển thứ ba trong số sách đă chọn được. Người nghiên cứu sẽ ghi vào thẻ ghi chép như sau:

Tính mở của địa lư Nam Kỳ

3

“Ngoài hệ thống Cửu Long, tại đồng bằng miền Tây Nam Kỳ c̣n rất nhiều sông nhỏ và kênh đào. Ở phía tây nam châu thổ, các sông ng̣i nối với nhau chằng chịt và chảy ra cả biển Đông và vịnh Thái Lan do chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Theo nhịp điệu thủy triều, khi th́ nước chảy từ đông sang tây, khi th́ chảy ngược lại, giao thông thủy thật tiện lợi.” (tr.162-163).

Như vậy, khi viết đến mục Tính mở của địa lư Nam Kỳ th́ người nghiên cứu sẽ đưa thông tin này vào bài.

Bởi v́ số 3 cho biết rằng các chi tiết của quyển sách này đă có ở thẻ thư mục số 3, nên người nghiên cứu chỉ ghi số trang 162-163; không cần chép đầy đủ xuất xứ là: Vũ Tự Lập: Địa lư tự nhiên Việt Nam. Tập I. Hà Nội: NXB Giáo dục, 1978.

Nếu ở góc trái phía trên của thẻ thư mục, người nghiên cứu đă ghi thêm kư hiệu [Vũ Tự Lập 1978] cho quyển sách số 3 nói trên, th́ bây giờ ở thẻ ghi chép, có thể ghi xuất xứ đoạn văn ấy là:

[Vũ Tự Lập 1978: 162-163].

Nếu tham khảo ba tác phẩm của Lê Anh Dũng cùng xuất bản trong năm 1995, th́ sẽ phân biệt bằng cách kư hiệu a, b, c. Chẳng hạn:

[Lê Anh Dũng 1995a] kư hiệu cho Giải mă truyện Tây du tân biên. Hà Nội: Nxb Văn hóa.

[Lê Anh Dũng 1995b] kư hiệu cho Quan thánh xưa và nay. Hà Nội: Nxb Văn hóa.

[Lê Anh Dũng 1995c] kư hiệu cho T́m hiểu Kinh cúng tứ thời. Huế: Nxb Thuận hóa.

8. Ghi chép ư kiến cá nhân

Trong lúc đọc tài liệu, nếu nảy ra một ư kiến ǵ của cá nhân ḿnh, người nghiên cứu cũng nên ghi ngay vào thẻ ghi chép. Trong lúc các tài liệu trích dẫn từ sách vở nhằm để chứng minh hay biện giải th́ ư kiến cá nhân lại cho thấy tư tưởng riêng của người viết.

Một bài nghiên cứu có được giá trị độc đáo cũng tùy thuộc vào ư kiến riêng, mới mẻ mà xác đáng của người viết. Dĩ nhiên không phải ư kiến riêng nào nảy sinh bất chợt cũng sẽ khai thác hết. Khi xét suy lại thận trọng, nếu thấy thiếu giá trị th́ phải mạnh dạn bỏ đi.

Thí dụ

Khi nghiên cứu về tính mở của địa lư Nam Kỳ, người nghiên cứu chợt nghĩ ra rằng đặc tính địa lư ấy có lẽ cũng liên quan tới tính bộc trực, b́nh đẳng, thoáng của người dân Nam Kỳ và cũng liên quan tới tính dân chủ trong đạo Cao Đài. Vậy có thể ghi lại ư ấy vào thẻ ghi chép để sau này khai thác. Chẳng hạn:

Cá tính người Nam Kỳ ® tính dân chủ trong Cao Đài

Tính mở của đất Nam Kỳ ® tính bộc trực, b́nh đẳng, thoáng của người Nam Kỳ ® phù hợp tính dân chủ trong Cao Đài (tín đồ coi nhau là anh em, Giáo tông chỉ là Anh Cả, tiên thánh thần gọi tín đồ là hiền đệ, hiền muội)...

Có những ư tưởng vụt đến rồi biến đi, không sao gợi nhớ được. Người nghiên cứu kinh nghiệm thường bỏ sẵn vài thẻ hay mẩu giấy trong túi áo, hễ bất chợt nảy ra ư ǵ hay th́ ghi vội vào đó, khỏi sợ quên.

9. Phân tách tài liệu đă ghi chép

Những thẻ ghi chép phải chọn lọc kỹ để phù hợp với dàn bài tạm. Người nghiên cứu sẽ cân nhắc mà sắp xếp các thẻ này theo thứ tự trước sau. V́ mỗi thẻ là một ư cho một đề mục, và chỉ được ghi trên một mặt giấy, nên người nghiên cứu có thể dễ dàng hoán đổi thứ tự các thẻ, ghim các thẻ liên quan cùng một đề mục trong dàn bài lại với nhau. Trong giai đoạn này, căn cứ trên thực tế các thẻ ghi chép, qua các ư kiến có sẵn mà người nghiên cứu có thể sửa chữa dàn bài tạm.

Thí dụ

Khi nghiên cứu đề tài “Đất Nam Kỳ: tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài”, người nghiên cứu ghi được các thẻ với các ư sau đây:

- Nam Kỳ ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, giao lưu với các nước trong khu vực

- Sông nước Nam Kỳ nhiều và chằng chịt, nối liền bên Đông và bên Tây

- Làng xóm Nam Kỳ mang tính mở, không có lũy tre bao bọc, v.v...

Sắp xếp các thẻ ấy thành một trật tự hợp lư, người nghiên cứu có thể khai thác các ư trên để viết cho một đề mục trong dàn bài tạm là Tính mở của địa lư Nam Kỳ.

10. Viết dàn bài thực thụ và chi tiết

Trước khi viết bản thảo đầu tiên phải sửa lại dàn bài thực thụ, thêm các đề mục cho chi tiết hơn. Nhờ thế, người nghiên cứu sẽ:

- Viết bản thảo được liên tục.

- Không sợ lạc đề.

- Đo lường được sự cân đối của bài viết.

- Thấy được toàn thể kết cấu bài viết để tiện điều chỉnh các đề mục, nếu cần.

- Khi có ư kiến mới, thêm vào chỗ thích hợp trong dàn bài để khi viết bản thảo sẽ triển khai.

- Nếu phải gián đoạn trong lúc viết, th́ khi trở lại với công việc sẽ dễ nối kết ḍng tư tưởng.

· Dàn bài có thể co dăn

Khi làm dàn bài thực thụ, người nghiên cứu cần lưu ư lời khuyên của Châu Long và Lê Kim Ngân:

“Ta không nên quên toàn thể những dàn bài của ta đă vạch ra để nghiên cứu rất co giăn, lỏng lẻo. Dàn bài có thể thay đổi, loại bỏ hay thêm vào một phần nào. Nhiều khi ta nghiên cứu tài liệu rồi mới chắc chắn được về dàn bài. Chúng ta không nên quá nặng nề về dàn bài. Nhiều học giả chia dàn bài một cách hết sức đẹp đẽ, cân đối. Nhưng nhiều khi trong những mục I, II không có tài liệu nói tới mà tác giả cố bóp méo tài liệu để phục vụ cho dàn bài, cho quan niệm của sử gia.” [Châu Long 1970: 39].

11. Viết bản thảo đầu tiên

Trong lần viết đầu tiên nên viết cho xong bản thảo theo dàn bài thực thụ. Chưa cần chú trọng đến việc gọt dũa câu cú. Khi viết xong, xem lại, bổ sung thiếu sót, thêm các cước chú, h́nh ảnh, biểu bảng... nếu cần.

12. Viết bản thảo cuối cùng

Đây là giai đoạn rất quan trọng, nhằm nâng cao giá trị bài viết ở h́nh thức hành văn và nội dung tư tưởng. Người viết nên biết: cân nhắc cách dùng từ; ngắt câu rơ ràng, hợp lư; phân đoạn hợp lư; có khi phải đảo thứ tự câu văn hay đoạn văn để đạt hiệu quả thuyết phục hơn… Chng hn:

· Có khi thay v́ dùng câu phát biểu th́ lại phải đặt câu hỏi tu từ.

Thí dụ

Thay v́ nói: Với những chứng cứ như trên, ai cũng phải chấp nhận.

Có thể nói: Với những chứng cứ như trên, ai c̣n có thể phản bác được?

· Trong bài nghiên cứu, cũng cần tránh cách xưng hô ngôi thứ nhất khi hoàn toàn không cần thiết. Nên dùng những câu văn ở thể bị động (passive) cho mục đích này.

Thí dụ

Thay v́ nói: Sau đây tôi (chúng tôi, chúng ta) sẽ phân tích vấn đề theo ba phương diện.

Có thể nói: Sau đây vấn đề sẽ được phân tích theo ba phương diện.

· Những chủ ngữ như người ta, họ cũng nên khéo léo gạn lọc.

Thí dụ

Thay v́ nói: Người ta phát hiện trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 c̣n một tờ đơn viết tay của ông Nguyễn Bửu Tài xin phép mở Tây tông Vô cực cung.

Có thể nói: Một tờ đơn viết tay của ông Nguyễn Bửu Tài xin phép mở Tây tông Vô cực cung đă được phát hiện tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2.

Tóm lại, để viết được bài nghiên cứu tốt, ngoài phương pháp nghiên cứu, người viết c̣n phải chú ư rèn luyện kỹ thuật hành văn, phong cách ngôn ngữ. Cần đọc nhiều sách. Có những tác phẩm nghiên cứu giá trị với văn phong mực thước, lập luận vững chắc, diễn đạt rơ ràng, dễ hiểu... Người nghiên cứu chưa có kinh nghiệm cần noi theo đó để học tập ưu điểm.

Chú: Sách biên khảo của Bằng Giang Nguyễn Văn Ḥa (1920-2000) là một điển h́nh. Ngoài tính thận trọng, nghiêm túc trong việc kê cứu, trích dẫn tài liệu, mỗi khi cần đính chính sai sót của người khác, hoặc khi cần tranh luận học thuật, ông không bao giờ lên giọng mạt sát, mỉa mai ai.

Lộc Đ́nh Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) là một điển h́nh khác. Văn phong giản dị, trong sáng, dễ hiểu mà rất truyền cảm. Những ǵ biết, ông bảo biết; những ǵ c̣n hồ nghi, chưa rơ th́ ông thành thực thú nhận. Sách ông khi trước nếu có nói sai chỗ nào, sau này ở quyển khác, ông không quên nói lại cho rơ, để đính chính.

Trau giồi kỹ thuật hành văn không có nghĩa là làm cho văn chương trở nên cầu kỳ, xa lạ. Tài hoa là ở đức giản dị, chân thật, tự nhiên. Thật vậy: “Khi người ta gặp một lối văn tự nhiên, người ta kinh ngạc và say mê, bởi v́ người ta tưởng chỉ thấy một tác giả nhưng lại t́m được một con người.” (PASCAL).

III

THAY LỜI KẾT

Nghiên cứu là một khoa học. Nội dung nghiên cứu cần phải phong phú, có tính chất khám phá (phát hiện cái mới), không trùng lắp, không lập lại cái cũ mà học giới đă biết, hoặc đă thừa nhận.

Người nghiên cứu phải biết phương pháp sưu tầm (t́m kiếm), phân tích và chọn lọc tài liệu; phải biết suy nghĩ một cách sáng tạo, sắp xếp việc làm theo một thứ tự hợp lư để tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà vẫn đạt được kết quả nhiều nhất.

Như con tằm ăn lá dâu xanh để rồi nhả sợi tơ vàng, người nghiên cứu phải biết dựa trên những kiến thức ḿnh thu thập được, lấy nguồn vốn đó làm căn bản, và rồi phải biết khai thác nguồn vốn đó để xây dựng đề tài, đưa ra sáng kiến mới của ḿnh, bảo vệ quan điểm của ḿnh bằng những chứng cớ xác thực, bằng những luận chứng, biện giải vững chắc, khoa học.

Người nghiên cứu phải biết tŕnh bày công tŕnh nghiên cứu của ḿnh sáng sủa, dễ đọc, dễ hiểu, tuân theo một quy ước phổ biến trong nước, hoặc một quy ước đă được quốc tế hóa. Nội dung dù rất hay, rất phong phú, nhưng vẫn cần thêm giá trị ở h́nh thức.

Người nghiên cứu không phải là nhà viết tiểu thuyết nhưng vẫn là người viết văn, do đó phải trau dồi một căn bản tiếng Việt vững chắc, phải biết cách đặt câu, phải biết chấm câu, phải giỏi chính tả, phải biết tu từ pháp để khi luận giải, tranh biện, lời văn thêm tác dụng.

Người nghiên cứu càng giỏi nhiều ngoại ngữ th́ càng nâng cao hiệu quả nghiên cứu, nhưng không v́ giỏi ngoại ngữ mà lạm dụng kệch cỡm hoặc làm cho trang viết của ḿnh ngoại lai, tối mù.

Nghiên cứu là một việc đ̣i hỏi tính kiên tŕ, ḷng bền bĩ và là một đường dài khổ nhọc. Không có máu mê say, không lập chí để vượt qua chính ḿnh, để tự thắng những điểm yếu của ḿnh th́ sẽ dễ dàng bỏ cuộc.

Người nghiên cứu không thể thiếu các bạn đồng thanh khí, nhất là những người đi trước trong nghề, những bậc cao niên, dày kinh nghiệm hơn ḿnh. Những vướng mắc trong nghiên cứu thường được tháo gỡ rất nhiều nhờ vào những quan hệ tốt đẹp như thế.

·

“Văn tức là người.” (BUFFON) Cái tâm và cái tài của người nghiên cứu luôn luôn được bộc lộ trung thực trong từng trang viết.

- Người kém tài th́ viết không đạt ư, có khi c̣n vô t́nh tự phản bội thiện ư của chính ḿnh. Do đó phải luôn luôn khổ luyện ng̣i bút cho giản dị, trong sáng, chuẩn mực.

- Người tiểu tâm th́ văn tiểu xảo, thiếu khoáng đạt, lư lẽ biện giải khó tránh khỏi những ngoắt ngoéo ranh ma. Do đó phải chánh tâm, thành ư mỗi khi diễn đạt lời văn.

Người nghiên cứu phải xác định rằng ḿnh thực hiện đề tài nghiên cứu cho Ai, phục vụ Cái ǵ. Tùy theo đối tượng và mục đích mà chọn một văn phong, lựa một cách tŕnh bày thích hợp.

Phải biết cương quyết nói Không với chính ḿnh. Nếu xét thấy đề tài viết ra không có lợi ích, thiếu tính xây dựng tích cực cho cộng đồng Cao Đài trong ḷng dân tộc th́ tốt hơn đừng viết, mà nếu như đă lỡ viết rồi th́ tốt nhất đừng công bố.

Thánh nhân đời trước dạy phải lập đức cho xong rồi mới lập ngôn. Do đó, đạo đức của người nghiên cứu luôn luôn là tiêu chuẩn đầu tiên và sau cùng của một người nghiên cứu chân chính, trung thực.

Tâm, đức, tài của người nghiên cứu v́ thế phải luôn được chú ư, nhất là khi nghiên cứu tôn giáo nói chung, nghiên cứu Cao Đài nói riêng. Người ta không chỉ đọc sách, mà c̣n muốn đọc người viết sách. Tuy chưa có ai tổng kết vấn đề tuổi tác của các nhà nghiên cứu, nhưng thực tế cho thấy rằng dường như tâm, đức, tài thường phát triển tỷ lệ thuận với tuổi tác:

- Một thiếu niên mười sáu, mười bảy tuổi có thể để lại đời ít nhiều bài thơ bất hủ, một vài áng văn chương lăng mạn tuyệt vời.

- Trái lại, một tác phẩm nghiên cứu đáng gọi đọc được (chưa dám nói là sâu sắc) thường phải đợi người nghiên cứu ở ngưỡng bốn mươi trở đi.

Ở tuổi đó, người ta ḷng đă bớt nhiều bồng bột, suy nghĩ cũng đă chín chắn hơn, mảnh đời riêng cũng có thể ít lần vấp ngă, giọng văn v́ thế bớt kiêu khí, ít muốn lên giọng dạy đời.

Ở tuổi trung niên trở đi, kiến văn thêm tích lũy, người ta đọc và học thêm được nhiều hơn trong sách và trong cuộc sống, sự nghiên cứu nhờ thế mà rộng sâu hơn và giá trị nhiều hơn.

Chú: Luận ngữ, thiên Vi chính, chép lời KHỔNG TỬ: “Tứ thập bất hoặc” (bốn mươi tuổi không c̣n nghi hoặc). Đó là lúc ông đă đủ đầy tri thức, trí đức, đă rơ nhân, nghĩa, lễ, đă đoạt được sự và lư.

Vậy 40 là tuổi chín muồi, tuổi thành công sự nghiệp. Ở tuổi 40, CARLYLE viết Cách mạng Pháp (The French revolution); JOYCE viết Ulysses; NIETZSCH viết Zarathustra đă nói như thế (Thus spake Zarathustra), tất cả đều là kiệt tác.

Thư gởi LAD (Sài G̣n, ngày 29-12-1974), Nguyễn Hiến Lê khuyên: “Cháu cứ tiếp tục đi, phải đọc nhiều, kinh nghiệm nhiều rồi viết mới hay, khoảng 40 tuổi trở đi, chứ muốn cho sâu sắc ngay th́ không được. Ngành biên khảo như vậy...” (Lê Anh Dũng. Thầy và tṛ. Nxb Trẻ, 1999, tr. 67.)

Và 40 cũng là tuổi mà FLOREY t́m ra cách sản xuất quy mô lớn pê-ni-xi-lin; SALK t́m ra vắc-xin chống bệnh polio; NORGAY (cùng với Hillary) trở thành người đầu tiên đứng trên đỉnh Everest; hoàng đế AURELIUS làm bá chủ đế quốc La Mă; MAGELLAN t́m ra Thái B́nh Dương; TALBOT t́m ra cách chụp ảnh; FARADAY chế ra máy phát điện; FERMI kiểm soát được phản ứng dây chuyền nguyên tử; FORD thành lập công ty xe hơi Ford, v.v...

Theo: Julian Champkin. Proof that life begins at 40 (Reader’s digest, December 1996, pp. 63-64).

·

Hiện nay nhu cầu rất lớn của Đạo là phổ thông giáo lư. Muốn phổ thông giáo lư phải có con người làm công tác nghiên cứu. Ư thức tầm quan trọng của nghiên cứu Cao Đài, những người biết trau giồi tâm, đức, tài, biết rèn luyện phương pháp và biết lập chí th́ tất cả những người ấy đều đủ điều kiện để trở nên những nhà nghiên cứu khả dụng cho đạo Cao Đài trong nhiều lănh vực.

“Nếu muốn làm nhà văn th́ hăy viết đi.” (EPICTETUS)

Cũng vậy, nếu muốn làm nhà nghiên cứu Cao Đài, th́ ngay từ hôm nay hăy bắt đầu nghiên cứu Cao Đài, bởi v́:

Ai gơ th́ cửa sẽ mở. (KINH THÁNH)

IV

SÁCH THAM KHẢO CHỌN LỌC

[Châu Long 1970] = Châu Long và Lê Kim Ngân. Sử học nhập môn (sử học phương pháp luận). Sài G̣n: Nxb Văn hào, 1970.

[Nguyễn Hữu Phương 1971] = Nguyễn Hữu Phương, Nguyễn Thái Lai, và Nguyễn Minh Sử. Phương pháp soạn & viết khảo luận. Sài G̣n: Nxb Đại chúng, 1971.

GHI CHÚ

Kư hiệu [Châu Long 1970: 38] nghĩa là trang 38, trong sách dẫn trên của Châu Long và Lê Kim Ngân.

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh